Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chườm nóng, chườm lạnh là những kỹ thuật đơn giản hỗ trợ điều trị các bệnh lý cảm cúm, bầm tím. Chườm lạnh có công dụng giảm lưu thông máu, se lỗ chân lông, ngăn chặn tình trạng thoát nhiệt.
Bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh là câu hỏi mà chúng ta thường thấy xuất hiện ở các hội nhóm. Vậy chườm nóng và chườm lạnh có những công dụng gì? Bị sốt nên chườm cách nào cho đúng. Để quá trình chườm nóng, lạnh đem lại hiệu quả tốt nhất thì người thực hiện nên tham khảo cách thức thực hiện kỹ lưỡng. Hãy tham khảo bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm thông tin nhé.
Sốt là khi nhiệt độ của cơ thể ở ngoại biên trên 37oC cùng với tăng tế bào bạch cầu trong máu thì sốt là phản ứng của cơ thể khi có sự xâm nhập các vi sinh vật vào cơ thể hoặc cơ thể tự sinh ra các tác nhân gây bệnh. Sốt là triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh tình sắp tới. Tuy nhiên, khi sốt cao và kéo dài liên tục sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, rối loạn điện giải và thậm chí là co giật ở trẻ nhỏ.
Khi bị sốt trên 38,5oC, vượt qua ngưỡng cơ thể, có thể gây ra các cảm giác khó chịu như mệt mỏi, buồn nôn, yếu cơ, đau đầu,... cần phải sử dụng thuốc hạ sốt. Hoặc phương pháp không dùng thuốc đó là cởi bỏ quần áo, nằm ở phòng thoáng mát, bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt để hạ sốt nhanh và hiệu quả hãy sử dụng phương pháp chườm, vậy nên chườm nóng hay lạnh?
Nhiều người thường sử dụng phương án hạ sốt bằng cách chườm khăn lạnh, nghe thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên cách làm này lại thực sự không hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể chườm khăn ấm khi bị sốt, đây là một trong những phương pháp dựa trên nguyên lý tác động từ bên ngoài giúp giảm nhiệt độ trên cơ thể. Để biết khi bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất, sự khác biệt giữa chườm nóng và chườm lạnh, cụ thể:
Nước ấm có thể giúp cho việc hạ sốt nhanh hơn, giảm nhiệt độ của cơ thể từ 1 - 2 độ C. Dưới đây là cách chườm ấm đúng cách, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện theo nhé.
Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau ở các vùng bẹn, nách, lưng, lòng bàn chân, bàn tay. Bạn có thể đặt khăn lên hõm nách, bẹn và trán để tăng hiệu quả. Khi khăn bớt ấm, hãy nhúng lại vào chậu nước và lặp lại hành động này cho đến khi cơ thể hạ nhiệt.
Nguyên lý của chườm nóng là bốc hơi, nước chỗ chườm sẽ bị nhiệt độ của cơ thể làm bốc hơi, nước bốc hơi sẽ giúp cơ thể giảm nhiệt từ đó hạ sốt hiệu quả. Vì thế, kết hợp với chườm mát là lau cơ thể sẽ giúp cho việc hạ sốt nhanh hơn.
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý:
Đến đây, chắc hẳn chúng ta đã trả lời được câu hỏi bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh. Bên cạnh phương pháp chườm nóng, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để hạ sốt nhanh hơn và đảm bảo sức khỏe không chuyển biến xấu:
Để giữ sức khỏe an toàn và không còn băn khoăn việc bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh, chúng ta nên phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:
Trên đây là những giải đáp về bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh. Qua đây, chúng ta có thể thấy chườm nóng là một trong những phương án giúp hạ sốt nhanh và đảm bảo an toàn khi thực hiện đúng cách. Sau khi chườm mà nhiệt độ vẫn cao, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
Cẩm Thơ
Nguồn tham Khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.