Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bị ung thư ăn trứng được không? Một số lưu ý khi sử dụng trứng

Ngày 03/01/2024
Kích thước chữ

Ung thư ăn trứng được không là một trong những thắc mắc phổ biến khi mắc bệnh ung thư bởi trứng là thực phẩm phổ biến trong hầu hết gia đình Việt. Trứng chứa nguồn dinh dưỡng cao nên việc tìm hiểu bị ung thư có được ăn trứng không là rất cần thiết để có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp.

Trứng là món ăn rất được yêu thích bởi nó vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Cách chế biến món ăn từ trứng cũng rất đa dạng, như trứng luộc, trứng chiên, trứng xào, trứng nấu canh,... Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư ăn trứng được không, ăn trứng với liều lượng thế nào là phù hợp là những thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây để tránh việc tiêu thụ trứng có thể gây hại cho sức khỏe và quá trình điều trị.

Ung thư ăn trứng được không?

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm có liên quan đến bệnh ung thư đó là bị ung thư ăn trứng được không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh ung thư vẫn có thể ăn trứng với liều lượng phù hợp. 

Thắc mắc: Bị ung thư ăn trứng được không? 4
Trứng là thực phẩm vừa ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng 

Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng rất cao, đây lại là loại thực phẩm rất phổ biến, dễ mua, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng khác nhau nên trứng gần như là thực phẩm không thể thiếu trong mọi gia đình. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cần lưu ý là mặc dù vẫn có thể ăn trứng nhưng phải ăn đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ dựa trên loại bệnh ung thư, loại tế bào ung thư mà tiêu thụ trứng với liều lượng phù hợp.

Trên thực tế, bệnh nhân ung thư ăn trứng được không vẫn đang còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên toàn thế giới. Bởi có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn trứng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Cụ thể là nếu bạn ăn từ 2 - 5 quả trứng/tuần sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiêu hóa, đường ruột hay bệnh ung thư vú ở nữ giới. Song, bên cạnh đó vẫn có một số nghiên cứu khác đã chứng minh mắc ung thư và việc ăn trứng không liên quan đến nhau. 

Do đó, để trả lời cho vấn đề là bị ung thư ăn trứng được không, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ các sĩ điều trị lẫn chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm soát lượng trứng tiêu thụ không nên vượt quá 3 quả mỗi tuần để tránh khả năng gây hại (nếu có) cho cơ thể.

Lợi ích khi ăn trứng với bệnh nhân ung thư

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư cần đặc biệt được quan tâm, lựa chọn thực phẩm kỹ càng, bao gồm việc ung thư ăn trứng được không là vấn đề cần tìm hiểu để xây dựng thực đơn phù hợp.

Thắc mắc: Bị ung thư ăn trứng được không? 2
Nhiều người thắc mắc người bị ung thư ăn trứng được không

Về cơ bản, bệnh nhân ung thư vẫn có thể ăn trứng nhưng nên ăn như thế nào, liều lượng ra sao thì phải tuân theo theo tư vấn của bác sĩ điều trị dựa trên từng trường hợp cụ thể. Trứng là thực phẩm có chứa nhiều lợi chất tốt cho cơ thể, bao gồm cả bệnh nhân ung thư bao gồm:

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Trứng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhờ kết hợp nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Vitamin B2 trong trứng có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, vitamin B12 có khả năng kích thích quá trình sản xuất tế bào máu trong cơ thể, trong khi đó vitamin E chống lại tác động của các gốc tự do.

Ngoài ra, trong trứng gà còn có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết khác giúp mang lại nguồn dinh dưỡng toàn diện, quan trọng cho bệnh nhân ung thư đang điều trị.

Giảm lượng cholesterol xấu

Mặc dù nổi tiếng là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao nhưng trứng không gây ảnh hưởng xấu đến mức cholesterol trong máu.

Thắc mắc: Bị ung thư ăn trứng được không? 1
Trứng có hàm lượng cholesterol cao nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến mức cholesterol trong máu

Protein trong trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành, tăng tốc độ phục hồi vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm sau hóa trị và xạ trị. Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng phục hồi tổng thể.

Tốt cho thị lực

Thị lực thường dễ bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư. Tuy nhiên, việc ăn trứng (đặc biệt là lòng đỏ trứng) sẽ mang lại lợi ích rất đáng kể nhờ trong thực phẩm này chứa vitamin A và các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin có tác dụng duy trì sức khỏe của mắt. Các nghiên cứu cho thấy, ăn trứng giúp làm giảm 40% nguy cơ thoái hóa võng mạc, đồng thời giảm 20% nguy cơ đục thủy tinh thể - hai nguyên nhân chính gây mù lòa ở người cao tuổi.

Cung cấp protein và các acid amin thiết yếu cơ thể

Trứng đóng vai trò là nguồn cung cấp protein dễ tiêu hóa và các axit amin thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh.

Đối với bệnh nhân ung thư, việc bổ sung chế độ ăn uống của họ bằng protein từ các nguồn như trứng sẽ hỗ trợ thúc đẩy hình thành khối cơ, hỗ trợ nhu cầu năng lượng của cơ thể và tạo điều kiện cho quá trình chữa bệnh nhanh hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng trứng cho bệnh nhân ung thư

Sau khi đã tìm hiểu bị ung thư ăn trứng được không, bệnh nhân nên nắm những lưu ý khi sử dụng trứng sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe.

  • Chỉ ăn trứng đã chế biến chín kỹ, ít gia vị;
  • Hạn chế nhiệt lượng lẫn dầu mỡ trong quá trình chế biến trứng. Nên ưu tiên các món trứng luộc, trứng hấp, trứng nấu canh;
  • Tuyệt đối không tiêu thụ trứng đã chế biến để qua đêm;
  • Chỉ tiêu thụ những loại trứng biết rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • Không ăn quá 1 quả trứng muối, trứng bắc thảo,... trong một tuần;
  • Tránh ăn trứng đối với những có tiền sử dị ứng với trứng.
Thắc mắc: Bị ung thư ăn trứng được không? 3
Bệnh nhân ung thư chỉ nên ăn trứng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Tóm lại, ung thư là căn bệnh không ai mong muốn mắc phải. Để phòng ngừa, chúng ta cần chủ động áp dụng chế độ ăn uống lẫn lối sống lành mạnh, khoa học. Bên cạnh đó, cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị. Trường hợp mắc bệnh ung thư, bạn cần giữ tinh thần lạc quan, sống tích cực, vui vẻ và lựa chọn thực phẩm thật cẩn thận, bao gồm việc tìm hiểu ung thư ăn trứng được không để thiết lập cho mình thực đơn phù hợp, tốt cho quá trình điều trị và hồi phục. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin