Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm các bậc phụ huynh nên biết

Ngày 14/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Biến chứng tay chân miệng gây ra đặc biệt đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ nếu các bậc phụ huynh không phát hiện và điều trị cho con đúng cách.

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng cho đến tận ngày nay, căn bệnh này vẫn chưa hề có thuốc đặc trị. Do đó, các bậc phụ huynh cần thật cẩn trọng khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Nhận biết các biến chứng tay chân miệng sẽ giúp phụ huynh nâng cao cảnh giác với bệnh lý này hơn.

Bệnh tay chân miệng là bệnh như thế nào?

Bệnh tay chân miệng chính là một căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan chóng mặt từ người sang người và cách lây truyền sẽ chủ yếu là ở đường tiêu hóa. Không chỉ riêng trẻ nhỏ, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi vẫn là đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất, đặc biệt ghi nhận nhiều ca mắc bệnh tay chân miệng khi chỉ mới 3 tuổi.

Bệnh do virus đường ruột là Enterovirus 71(EV71) và Coxsackievirus A16 gây ra nên nguồn lây chính sẽ từ phân, nước bọt và phỏng nước của trẻ em bị nhiễm bệnh. Căn bệnh này rất dễ dàng lây lan thành dịch nếu không phòng tránh đúng cách.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là khiến cho làn da bị tổn thương, niêm mạc bị tổn thương dưới hình dạng phỏng nước ở các vị trí như lòng bàn tay và lòng bàn chân, niêm mạc miệng. Nguy hiểm hơn, người bệnh bị tay chân miệng có thể bị đi bị lại rất nhiều lần do căn bệnh này không có miễn dịch vĩnh viễn. Thêm nữa, có rất nhiều tác nhân khác nhau có thể gây ra bệnh, do đó mà người bệnh có thể bị mắc lại bệnh nhiều lần.

Biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm các bậc phụ huynh nên biết1
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Cụ thể hơn, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu như sau nếu như mắc bệnh tay chân miệng, bao gồm:

  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên bị đau họng lạ thường.
  • Sốt hoặc thậm chí sốt cao.
  • Sau khi khởi phát bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau ở trong miệng và cơ thể xuất hiện các đốm đỏ. Các đốm đỏ này sau đó bị viêm loét, lưỡi cũng là một bộ phận có thể bị viêm loét.
  • Da bị nổi phát ban hoặc loét miệng.
  • Cơ thể xuất hiện vết bỏng nước, đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh. Các vết này thường có đường kính từ 2 - 10mm, hình bầu dục, có màu xám và lòng bàn tay, lòng bàn chân hay mông là những vị trí mà chúng thường xuất hiện. Sau đó, các vết bỏng nước này có thể bị vỡ ra gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, trong miệng cũng bị lở loét khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh từ đó sẽ có xu hướng bỏ ăn. Sau khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, bỏng nước sẽ xẹp dần và có thể tự khỏi, ở trẻ em, các bé có thể bị tiêu chảy, nôn ói sau khi các vết bỏng nước nổi lên hoặc xẹp đi.

Đây là một số những dấu hiệu phổ biến của người mắc bệnh tay chân miệng, trong nhiều trường hợp khác, người bị mắc tay chân miệng không hề xuất hiện bất cứ biểu hiện nào, nếu có thì cũng chỉ là phát ban hoặc viêm loét nhẹ ở trên lưỡi. Do đó, người bệnh không thể chủ quan với bất cứ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể.

Biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm các bậc phụ huynh nên biết2
Bệnh thường gây ra những biểu hiện khó chịu cho người bệnh

Các biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm

Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều các biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Biến chứng thần kinh

Biến chứng tay chân miệng nguy hiểm nhất ở hệ thần kinh sẽ bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm não tủy với một số biểu hiện như:

  • Hay giật mình, bị co giật từng cơn ngắn chỉ khoảng 1 - 2 giây ở các bộ phận như tay và chân, xuất hiện khi người bệnh nằm ngửa hoặc ngủ.
  • Luôn có cảm giác bứt rứt, chới với, run các chi, đi loạng choạng, ngủ gà, mắt nhìn ngược.
  • Bị rung giật nhãn cầu, tăng trương lực cơ.
  • Yếu thậm chí liệt các chi.
  • Bị liệt dây thần kinh sọ não.
  • Hôn mê kéo theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Biến chứng hệ hô hấp, tim mạch

Biến chứng có thể gặp ở hệ hô hấp và hệ tim mạch gồm viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, suy tim và trụy mạch. Các tình trạng này gây ra một số biểu hiện như:

  • Mạch nhanh, trên 150 lần/phút.
  • Thời gian làm đầy mao mạch chậm, trên 2 giây.
  • Có các biểu hiện rối loạn vận mạch, da xuất hiện các vân tím, tứ chi lạnh và đổ mồ hôi.
  • Ở giai đoạn đầu bệnh khiến cho huyết áp của bệnh nhân tăng cao, giai đoạn sau thì không thể đo được mạch và huyết áp.
  • Khó thở, phù phổi, nội khí quản có bọt hồng hoặc bị lẫn máu.

Biến chứng thai kỳ

Phụ nữ đang mang thai mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao phải đối mặt với biến chứng sảy thai, mặc dù tình trạng này xảy ra rất hiếm. Do đó, nếu đang mang thai, bạn cần hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mang bệnh tay chân miệng.

Sau khi thai phụ mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể sinh con, tuy nhiên, trẻ khi mới sinh ra có thể mắc bệnh này nhưng với triệu chứng nhẹ hơn.

Biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm các bậc phụ huynh nên biết3
Bệnh tay chân miệng có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm

Phải làm sao khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng?

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường giống với biểu hiện của bệnh tay chân miệng, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con mà nên đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Việc tự ý điều trị có thể khiến cho sức khỏe của con gặp những biến chứng không mong muốn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.

Bệnh tay chân miệng sẽ không có phương pháp hay thuốc điều trị cụ thể, các bác sĩ chủ yếu sẽ thực hiện công tác xử trí chủ yếu là giải quyết triệu chứng bệnh. Nếu trẻ bị sốt và đau, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là bù nước, tránh để trẻ bị mất nước.

Tay chân miệng rất dễ lây lan, do đó, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày cho tới khi trẻ khỏi hẳn. Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, cần lưu ý bảo đảm vệ sinh an toàn khi cho trẻ ăn uống, sinh hoạt cũng như vui chơi.

Biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm các bậc phụ huynh nên biết4
Chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận và chu đáo nếu không may trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, phụ huynh cần chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ. Nếu không may trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức và có biện pháp cách ly, chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm