Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

BMI: tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể

Ngày 17/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chúng ta thường được biết rằng tiêu thụ nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng viêm cấp tính cho cơ thể. Thế nhưng, các nghiên cứu gần đây đưa ra bằng chứng cho thấy chỉ số BMI mới là tác nhân chính gây ra tình trạng này.

BMI được biết đến là thước đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng áp dụng cho nam giới và phụ nữ trưởng thành. Chỉ số BMI càng cao, nghĩa là bạn càng có nguy cơ béo phì, tăng nguy cơ đối mặt với các loại bệnh cấp tính nguy hiểm. Các nghiên cứu gần đây cho biết chỉ số BMI đang góp phần làm gia tăng nguy cơ gặp chứng viêm cho cơ thể, thay vì thịt đỏ như trước đây. Vậy điều này thực hư ra sao? Các bạn cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Thịt đỏ có trực tiếp góp phần gây viêm không?

Để kiểm chứng điều này, các nhà nghiên cứu bao gồm những người tham gia trong độ tuổi từ 45 đến 84, thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm của người tham gia và dữ liệu về chiều cao và cân nặng. Họ sử dụng nhiều biến đồng biến khác nhau, bao gồm hút thuốc, mức độ hoạt động thể chất, trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính và thu nhập hộ gia đình.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến của người tham gia và điều này có liên quan như thế nào đến các dấu hiệu viêm nhất định. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố góp phần quan trọng là chỉ số BMI của người tham gia, chứ không phải thịt đỏ.

Khi các nhà nghiên cứu tính đến chỉ số BMI, họ không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ, bất kể đó là thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến, và các chỉ số viêm nhiễm. Ngược lại, khi họ không tính đến chỉ số BMI, thì có mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và tình trạng viêm nhiễm. Nghĩa là, việc bỏ qua chỉ số BMI khi nghiên cứu đã khiến thịt đỏ bị "đổ lỗi oan" cho việc gây ra tình trạng viêm cho cơ thể.

BMI: tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể 1
Việc tiêu thụ thịt đỏ không hoàn toàn gây ra tình trạng viêm nhiễm

Tại sao chỉ số BMI gây ra tình trạng viêm?

Hiểu một cách đơn giản, chỉ số BMI cao có nghĩa là người đó đang đối diện với nguy cơ béo phì. Tăng cân thường gây ra những thay đổi về nội tiết tố và trao đổi chất dẫn đến tăng nồng độ protein phản ứng C trong máu. Sự hiện diện của các dấu hiệu viêm quan trọng này thường vẫn tồn tại cho đến khi giảm được số cân dư thừa.

Ngoài ra, cả việc tăng cân và viêm đều làm suy giảm việc sản xuất một loại hormone quan trọng gọi là leptin, loại hormone này hoạt động trong não như một chất truyền tin để điều chỉnh quá trình trao đổi chất và kiểm soát sự thèm ăn. Mức độ leptin thấp hơn làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn cảm thấy đói, từ đó khiến việc giảm cân càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, chỉ số BMI tăng, và tình trạng viêm tiếp tục tăng cao.

BMI: tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể 2
Chỉ số BMI tăng câo gây ra tình trạng thừa cân, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao

Chúng ta nên tiêu thụ bao nhiêu thịt đỏ?

Thịt đỏ chưa qua chế biến

Nghiên cứu này cho thấy việc bạn tiêu thụ thịt đỏ thực chất không làm trầm trọng thêm tình trạng viêm; tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Nếu bạn ăn thịt đỏ, hãy hạn chế tiêu thụ không quá ba phần mỗi tuần. Ba phần tương đương với khoảng 350 - 500g trọng lượng đã nấu chín.

Lượng thịt đỏ được khuyến cáo nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của việc ăn thịt đỏ (như một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng thiết yếu) và những bất lợi (tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và các bệnh không lây nhiễm khác).

BMI: tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể 3
Chúng ta không nên tiêu thụ không quá ba phần thịt đỏ mỗi tuần

Thịt đỏ đã qua chế biến

Thịt đỏ đã qua chế biến (hay thịt chế biến sẵn) chứa một số chất có hại cho sức khỏe, và được khuyến cáo là không nên tiêu thụ nhiều. Nói cách khác, bạn nên cắt bỏ loại thịt này khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên giảm lượng tiêu thụ tổng thể, khuyến nghị bạn nên duy trì ở mức dưới 70 gram mỗi ngày. Một chút giăm bông trên bánh pizza hoặc một lát xúc xích sẽ không khiến nguy cơ viêm nhiễm của bạn gia tăng. Tuy nhiên, hãy duy trì chế độ ăn kiêng với thực phẩm chủ yếu là từ thực vật, thỉnh thoảng dùng thịt.

Như vậy, thịt đỏ dường như bị “oan” trong suốt thời gian qua, nhưng điều đó không có nghĩa là thịt đỏ vô hại. Chúng ta vẫn nên duy trì tiêu thụ thịt đỏ ở mức vừa phải để đảm bảo cung cấp chất đạm và năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, hay duy trì việc tập thể dục để đảm bảo chỉ số BMI luôn ở mức bình thường để hạn chế các nguy cơ tìm ẩn cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.