Đối với việc sơ cứu khi bé bị rắn cắn, ba mẹ cần bình tĩnh để xử lý đúng cách nhất. Không nên vì quá lo lắng mà kích động, chỉ cần làm từng bước theo quy trình và nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất.
Bé bị rắn độc cắn nguy hiểm như thế nào?
Vết thương do rắn độc cắn
Khi bé bị rắn cắn, trong 30p đầu thì cảm giác cũng giống như bị ong chích, không bầm tím và sưng.
Tuy nhiên nếu ba mẹ không sơ cứu khi bé bị rắn cắn khi bị rắn cắn kịp thời, nếu đó là rắn độc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Bé đau nhiều, nôn ói, tiêu chảy.
- Có những triệu chứng giống bị sốt, như đổ mồ hôi, khó thở, mắt bị nhòe đi.
- Cơ thể co giật, tay chân bủn rủn, bé dần mất sức và lịm đi.
Vì thế khi bé bị rắn độc cắn, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Thời gian bị rắn cắn càng lâu thì cách xử lý càng khó khăn và biến chứng càng nhiều.
Khi phát hiện con bị rắn cắn, nếu không bắt được thì cũng cố gắng quan sát xem con rắn đó như thế nào. Nhớ kỹ về những đặc điểm nhận dạng như màu sắc, chiều dài, hai bên mang tai con rắn, hoặc tốt nhất là chụp lại hình ảnh… Còn trong trường hợp bắt được rắn nên mang đến để bác sĩ kiểm tra kỹ càng.
Bố mẹ nên làm gì để sơ cứu khi bé bị rắn cắn
Rửa sạch vết cắn để sơ cứu khi bé bị rắn cắn
Trấn an trẻ, không để trẻ quấy khóc lớn hay chạy nhảy lung tung. Tốt nhất ba mẹ nên giữ cho bé nằm im, không hoạt động mạnh để hạn chế để máu lưu thông từ vết cắn về tim.
Rửa sạch vết thương với nước ấm và xà phòng. Rửa nhẹ nhàng, không cố nặn để ép máu độc ra hoặc dùng miệng hút máu - điều này chỉ khiến máu độc lây lan nhanh hơn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sơ cứu.
Nếu ba mẹ có thể xác nhận loại rắn cắn trẻ thuộc các loại rắn hổ, có thể áp dụng phương pháp băng ép để hạn chế chất độc lây lan đến thần kinh. Băng ép bằng garo và cố định bằng nẹp ở vị trí trên vết thương khoảng 5cm.
Còn nếu như bị rắn lục cắn hoặc các loại rắn thường bị chỉ nên rửa sạch vết thương, dán băng cá nhân để tránh bị nhiễm trùng. Lưu ý để vị trí vết cắn thấp hơn tim để máu không lưu thông nhanh đến các vùng khác.
Trông nom bé cẩn thận cho đến khi bé được đưa đến bệnh viện để thăm khám. Lưu ý theo dõi nhịp tim và nhịp thở của trẻ trong suốt quá trình. Nếu bé có dấu hiệu khó thở thì nên lập tức hô hấp nhân tạo.
Nên đưa bé đến cơ sở gần nhất để tiêm huyết thanh ngừa độc rắn. Không di chuyển bé đến các bệnh viện quá xa xôi vì đường xa mất thời gian và có thể bị nguy hiểm trên đường đi mà không được hỗ trợ.
Khi sơ cứu khi bé bị rắn cắn, ba mẹ không nên làm những điều sau
Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được truyền huyết thanh trị rắn cắn
- Không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
- Không nên sử dụng thuốc tím hay dung dịch nào để bôi lên hoặc gần chỗ vết cắn.
- Cố gắng giữ ấm cho cơ thể bé, nhưng không được chườm nóng hay chườm lạnh lên vết cắn. Không chích rạch vết cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch.
- Không mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc vì những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng cụ thể về hiệu quả. Điều này còn làm chậm trễ quá trình chữa bệnh cho con.
- Không chủ quan hoặc đợi đến khi có biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện vì sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Những cách bảo về con khỏi bị rắn cắn
Không để trẻ em chơi gần khu vực tiềm ẩn nguy cơ có rắn như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, khu vực lùm cỏ um tùm ẩm ướt.
Dặn bé không chọc ghẹo khi thấy con rắn đến gần, đặc biệt bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn. Dù rắn đã chết hoặc đầu bị cắt lìa thì chúng vẫn có thể cắn người nên bạn hãy dặn bé tuyệt đối tránh xa. Khi thấy rắn thì lập tức hô lớn để báo cho người lớn.
Thường xuyên dọn dẹp khu vườn xung quanh nhà ở. Nên mặc quần áo dài tay, dày dặn, đi ủng, mang bao tay dày và khua gậy dài trước khi dọn cỏ. Nên cắt cỏ thường xuyên để cỏ ngắn lại.
Nên trồng những loại cây có tác dụng xua đuổi rắn xung quanh nhà như sả, sắn dây, hoa lan tỏi…
Bài viết chia sẻ những cách sơ cứu khi bé bị rắn cắn đơn giản tại nhà. Tuy nhiên tốt hơn hết ba mẹ nên đảm bảo môi trường xung quanh an toàn, không xuất hiện những loại côn trùng rắn rết gây nguy hiểm cho sức khỏe của con.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp