Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào để trẻ phát triển toàn diện

Ngày 29/07/2021
Kích thước chữ

Kẽm là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào, tìm hiểu ngay!

Thiếu kẽm sẽ dẫn tới tình trạng chậm phát triển và rối loạn phát triển hệ xương. Do vậy, để trẻ sơ sinh có thể phát triển toàn diện ngay từ bước khởi đầu thì cha mẹ nên bổ sung lượng kẽm đầy đủ cho bé.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào để cơ thể bé hấp thu đủ liều lượng kẽm cần thiếtBổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào để cơ thể bé hấp thu đủ liều lượng kẽm cần thiết

Việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Tại sao cần phải bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh?

Theo các chuyên gia y tế, kẽm tham gia trực tiếp vào hoạt động kích hoạt enzym trong cơ thể. Đồng thời tham gia vào quá trình phân chia tế bào, làm tăng tổng hợp protein và phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Điều này chính là lý do khiến bé tăng trưởng nhanh cũng như ăn uống ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì hoạt động, tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, kẽm còn giúp nhanh lành các vết thương, kích thích vị giác lẫn khứu giác của trẻ. Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng tới vị giác của bé, gây ra tình trạng bé chán ăn, lười ăn.

Xem thêm: Thực đơn hấp dẫn dành cho trẻ biếng ăn

Quá trình tổng hợp DNA trong cơ thể cũng có sự tham gia của kẽm, nên khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng chậm phát triển và còi xương ở bé. Đa số, trẻ em thiếu kẽm thường cơ thể sẽ còi cọc, thấp còi hơn so với các bạn cùng độ tuổi.

Kẽm không chỉ có tác dụng đối với thể chất của trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của bé bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não để giúp thần kinh ổn định. Nhưng khi thiếu kẽm thì canxi lên não sẽ kém đi, khiến thần kinh dễ rối loạn, bé hay nổi cáu, gào khóc nhiều, tâm trạng bất an hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm

Trẻ sơ sinh cần hấp thụ kẽm 100% từ sữa mẹ, nếu cơ thể của mẹ thiếu kẽm thì sẽ không cung cấp đủ lượng kẽm cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có thể tổng hợp được kẽm và các khoáng chất khác từ sữa mẹ.

Chế độ ăn uống thiếu các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên bữa ăn của trẻ không đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết. Ngoài ra, khẩu phần ăn không phong phú và chế biến sai cách cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ.

Cha mẹ hay cho bé dùng nhiều kháng sinh khi bé mắc các bệnh như ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Việc lạm dụng kháng sinh sẽ khiến cho lượng kẽm trong cơ thể của trẻ bị giảm sút.

Các mẹ nên cung cấp đa dạng các loại thực phẩm giàu kẽm để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinhCác mẹ nên cung cấp đa dạng các loại thực phẩm giàu kẽm để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách và hiệu quả?

Thời điểm nào trong ngày nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh?

Để bổ sung kẽm cho trẻ tốt hơn thì bên cạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ và bổ sung kẽm qua thực phẩm hàng ngày thì mẹ có thể chọn thêm các thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung kẽm. Nên bổ sung kẽm cho bé ngay sau khi bé ăn khoảng 30 phút. Đây chính là thời điểm cơ thể bé hấp thu kẽm tốt nhất, lưu ý tránh để bé vừa ăn no đã cho uống ngay vì điều này có thể làm giảm tác dụng của kẽm cũng như sẽ gây trớ và khó chịu cho bé.

Đối với trẻ sơ sinh thì cần được bổ sung tối thiểu 2mg kẽm mỗi ngày để bé có thể phát triển tốt nhất và sau 2 đến 3 tháng thì nên ngưng cho bé sử dụng sản phẩm bổ sung kẽm. Vitamin A, C và B6 là những chất có tác dụng làm tăng sự hấp thu kẽm, vì vậy các mẹ có thể bổ sung thêm những chất này trong quá trình trẻ uống kẽm nhé.

Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu bổ sung kẽm khác nhau, cụ thể như:

  • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi cần bổ sung 2mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi cần bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần được cung cấp 5 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần bổ sung 8 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ trên 14 tuổi cần được bổ sung 9 đến 14 mg kẽm mỗi ngày.

Nguồn cung cấp chất kẽm tốt nhất cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ

Sữa mẹ chính là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ sơ sinhSữa mẹ chính là đáp án cho câu hỏi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào là tốt nhất 

Đối với trẻ sơ sinh, câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm là nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào để bé phát triển toàn diện nhất. Điều đầu tiên các mẹ cần chú ý chính là cần phải đảm bảo chất lượng của nguồn sữa mẹ để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh.

Trong mỗi bữa ăn, mẹ nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao như các loại thịt nạc đỏ, sò, hàu, trai, cá, bột ngũ cốc thô cùng các loại rau củ quả, đậu…, qua đó, trẻ sơ sinh sẽ được bổ sung đủ lượng kẽm và các khoáng chất vi lượng cần thiết khác có trong sữa mẹ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu nên bú sữa mẹ hoàn toàn để giúp bé có thể bổ sung đủ hàm lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Bởi vì so với sữa tươi và sữa công thức thì lượng kẽm có trong sữa mẹ nhiều hơn hẳn và sữa mẹ còn giúp trẻ dễ dàng hấp thụ kẽm hơn.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào là vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý bổ sung đúng liều lượng kẽm cho bé, tránh trường hợp bổ sung quá nhiều hay quá ít đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Ngoài kẽm, các mẹ cũng cần bổ sung vitamin C để tăng khả năng hấp thu kẽm cho trẻ sơ sinh, bổ sung sắt, canxi và vitamin D để cơ thể của bé được phát triển toàn diện nhé.

Thuý Nguyễn 

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin