Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều cha mẹ hiện nay chưa nhận biết được trẻ có đang bị thiếu kẽm hay không. Vậy thì dấu hiệu trẻ thiếu kẽm là gì? Tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch. Những người thiếu hụt kẽm rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chậm lớn, chậm tăng trưởng chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa chính là những dấu hiệu phổ biến cảnh báo rằng trẻ đang trong tình trạng bị thiếu kẽm và bạn cần bổ sung kẽm cho bé sớm nhất có thể.
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng giữ vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Kẽm là chất xúc tác của ARN-polymerase trong quá trình nhân bản AND, đồng thời tham gia vào quá trình hoạt động của trên 300 enzym khác nhau. Đây chính là chức năng vô cùng quan trọng giúp kích thích khả năng tăng trưởng ở trẻ.
Kẽm tham gia vào quá trình duy trì chức năng của hầu hết các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm giúp não duy trì độ tập trung cao, nếu các cấu trúc thần kinh của bé bị thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh.
Điều hòa chức năng nội tiết và có trong thành phần các hormone như tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục… là một trong những chức năng quan trọng của kẽm. Hệ thống này phối hợp với hệ thống thần kinh trung ương giúp điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung kẽm cho trẻ sẽ giúp tăng cân nhanh hơn đối với trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân và cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cảm giác thèm ăn nên đây là chất rất quan trọng đối với trẻ em.
Khi bạn thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện như trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm phát triển…, thì đây chính là những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm.
Bị thiếu hụt kẽm, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá, xảy ra tình trạng chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, chậm tiêu, táo bón nhẹ, không ăn thịt cá, buồn nôn và nôn kéo dài. Thiếu kẽm tác động tiêu cực đến vị giác và khứu giác, vì vậy trẻ thiếu kẽm không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
Trẻ không yên giấc ngủ về đêm, bị khó ngủ và thức giấc nhiều lần. Các bệnh viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm loét niêm mạc, viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ tái diễn lại nhiều lần. Những vết thương của trẻ lâu lành, tóc dễ gãy rụng, móng trở nên yếu và thường xuyên bị dị ứng.
Thậm chí, về lâu dài thiếu kẽm có thể gây nên tình trạng hoang tưởng ở trẻ, mất điều hòa lời nói, suy yếu hoạt động của não, chậm chạp, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não...
Bạn nên chuẩn bị bữa ăn cho bé với chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, việc thay đổi thói quen ăn uống sẽ có lợi cho việc hấp thụ kẽm và tạo cảm giác thèm ăn cho bé hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng. Theo thời gian, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ ngày càng giảm dần. Vì vậy, người mẹ cần bổ sung kẽm trong chế độ ăn để duy trì lượng kẽm trong sữa, tránh trường hợp trẻ sơ sinh thiếu kẽm.
Bổ sung thêm rau xanh, trái cây, mầm giá đỗ…, đây là các thức phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ kẽm cho trẻ.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm bạn có thể bổ sung trong bữa ăn cho bé như cua biển, thịt bò, tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt, cá, sữa, thịt bò, các hạt có dầu...
Ngoài ra, trên thị thường còn có rất nhiều thực phẩm bổ sung kẽm khác như bánh quy bổ sung kẽm, hạt nêm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, bạn có thể tìm hiểu để them vào trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu rõ những bệnh liên quan đến kẽm để có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn nên quan sát và theo dõi kỹ càng các biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ cũng như lựa chọn những thực phẩm bổ sung phù hợp để chế biến món ăn cho trẻ
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết rõ hơn về những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và nắm được biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Thiếu kém sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng đến hầu hết chức năng của cơ thể. Vì vậy, bạn cần phải luôn luôn để ý đến tình trạng của trẻ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm, xây dựng một chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý và cân bằng dinh dưỡng để tránh trường hợp trẻ bị thiếu hay dư thừa kẽm.
Thúy Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.