Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương được không? Những điều cần lưu ý

Ngày 15/03/2023
Kích thước chữ

Ngoài thuốc nhỏ mắt thuốc mỡ tra mắt cũng thường được dùng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Các loại thuốc dạng bôi có tính thẩm thấu khá cao, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng nếu như trên người có vết thương hở thì có được bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hay không?

Khi da bị nhiễm trùng, đặc biệt là các vết thương hở, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị. Kháng sinh có rất nhiều loại và được điều chế thành nhiều dạng khác nhau. Đối với những vết thương hở nông, ít nguy hiểm người bệnh có thể sử dụng các loại kháng sinh dạng thuốc mỡ. Vậy bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương có được hay không?

Thuốc mỡ tra mắt là gì?

Thuốc mỡ tra mắt là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến mắt, bao gồm viêm, nhiễm trùng và khô mắt. Chúng thường có thành phần chính là Tetracyclin 1%. Đây là loại thuốc kháng sinh phổ rộng, được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn, bao gồm cả mụn trứng cá. Với mắt nó có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn đang nhạy cảm với thành phần Tetracyclin, hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn mắt, viêm kết mạc, khô mắt, viêm mí mắt và các vấn đề khác.

Vì gọi là thuốc mỡ nên chúng có dạng bán rắn, hơi nhờn dùng ở dạng thoa. Đặc tính này giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn, lưu giữ lại trong mắt lâu để nâng cao hiệu quả điều trị. Thông thường, với những bệnh lý liên quan đến nhãn khoa bạn thường dùng nhỏ mắt để xử lý. Nhưng với những tình trạng cần thiết, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc mỡ kháng sinh nhằm hỗ trợ tốt hơn.

Có được bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương không?

Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt và các bệnh lý khác liên quan đến mắt. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định cho các loại nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy với Tetracyclin nên có tác dụng với các trường hợp nhiễm khuẩn do virus hoặc nấm khác.

Do đó, trong một số trường hợp cần phòng ngừa nhiễm trùng da khi có vết thương hở bạn có thể dùng thuốc mỡ tra mắt được.

Thuốc mỡ tra mắt có thể dùng để bôi lên vết thương hở trong một số trường hợpCó thể bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở trong một số trường hợp

Thuốc có thể gây kích ứng, ngứa, châm chích nhẹ ở vùng da bôi và thường nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng chúng lại có khả năng kháng khuẩn để làm liền vết thương tốt. Khi vết thương đã bắt đầu liền chỉ cần để khô và đợi thêm một thời gian mà không cần dùng kèm bất cứ loại thuốc bôi mỡ nào khác.

Một số loại thuốc mỡ dùng cho vết thương

Với vết thương hở, tuỳ thuộc vào tình trạng mà bạn có thể dùng các loại thuốc sau đây.

Bacitracin

Thường được chỉ định để ngăn chặn những nhiễm trùng da nhẹ gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết xước, vết trầy hay bỏng nhẹ. Nó ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương hở.

Petrolatum

Petrolatum là hỗn hợp dầu khoáng tự nhiên, có trong vaseline, có khả năng giữ ẩm cho vết thương và giảm viêm.

Petrolatum - loại thuốc mỡ dưỡng ẩm giúp da mau hồi phụcPetrolatum - loại thuốc mỡ dưỡng ẩm giúp da mau hồi phục

Neosporin

Là một loại thuốc mỡ bôi da có chứa ba hoạt chất kháng khuẩn là Neomycin, Bacitracin và Polymyxin B. Với cơ chế tiêu diệt vi khuẩn trên da, chúng điều trị nhiễm trùng và các vấn đề khác một cách hiệu quả.

Hydrocortisone

Một loại thuốc mỡ bôi vết thương chứa Corticosteroid, giúp giảm viêm và ngứa, thường được sử dụng cho các vết thương nhẹ như kích ứng da.

Những lưu ý khi sử dụng các thuốc mỡ bôi ngoài da

Mặc dù là thuốc bôi ngoài da kháng khuẩn, bổ sung các thành phần cần thiết giúp hồi phục vết thương nhanh chóng. Nhưng nhìn chung, thuốc mỡ đa phần đều là kháng sinh, tạo tác động thông qua việc đi xuống các mạch máu dưới da nên cần lưu ý cẩn trọng khi dùng, nhất là trẻ em hay vết thương phổ rộng.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc mỡ tra mắt cho vết thương hởNhững điều cần lưu ý khi dùng thuốc mỡ tra mắt cho vết thương hở

Khi dùng thuốc mỡ bôi ngoài da, bạn nên chú ý các điều sau:

  • Dùng đúng theo chỉ dẫn: Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn của thuốc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Vệ sinh vết thương trước khi thoa thuốc: Trước khi bôi thuốc lên vết thương hoặc vùng da bị tổn thương, vệ sinh bằng nước, lau sạch khử khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc cồn.
  • Tránh tiếp xúc với mắt và miệng: Nếu thuốc vô tình tiếp xúc với mắt hoặc miệng, hãy rửa sạch khu vực đó bằng nước sạch và ngay lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Bảo quản đúng cách: Hãy để thuốc mỡ ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm tay trẻ em để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
  • Thận trọng khi sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú: Vì thành phần có chứa kháng sinh ở dạng bôi nên nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ nào.

Với câu hỏi “Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương được không?” thì qua bài viết chắc chắn bạn đã biết được đáp án. Thuốc mỡ thực sự hữu ích với các vết thương hở nhưng cần cẩn thận trước khi dùng.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin