Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đôi chân vận động nhiều nhất lại nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên bất cứ chấn thương nào ở chân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Cổ chân giúp đôi chân di chuyển linh hoạt. Vậy chấn thương cổ chân sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Xương cổ chân giúp chân có thể chuyển động linh hoạt thông qua hệ thống các gân, xương, cơ và dây chằng. Tuy nhiên, cổ chân là vị trí chịu khá nhiều trọng lực, lại dễ bị tổn thương nên nguy cơ chấn thương cổ chân luôn tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại chấn thương thường gặp ở cổ chân, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Khớp cổ chân được tạo thành bởi 3 xương gồm: Xương mác, xương chày và xương sên. Các xương đó được cố định với nhau bằng hệ thống dây chằng chắc chắn. Các cơ, gân, dây chằng bao quanh xương giúp chân, đặc biệt là bàn chân có thể cử động uyển chuyển, linh hoạt. Xương cổ chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể và hỗ trợ hoạt động của các xương xung quanh.
Chấn thương cổ chân là các tổn thương xảy ra ở vùng cổ chân như: Trật khớp, gãy xương, nứt vỡ xương, tổn thương gân, tổn thương dây chằng. Các tổn thương có thể xảy ra trong khi chúng ta chơi thể thao, tham gia giao thông, lao động, trượt ngã trong sinh hoạt hàng ngày,… Theo thống kê, có khoảng hơn 50% trường hợp chấn thương ở cổ chân xảy ra do té ngã, va chạm khi chơi thể thao. Các chấn thương này có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta nhưng phổ biến nhất là nam giới 25 - 24 tuổi.
Chấn thương ở cổ chân thường gồm các loại phổ biến như:
Chấn thương cổ chân xảy ra khi khớp cổ chân vận động quá giới hạn bình thường, bắt nguồn từ những tình huống phổ biến sau đây:
Trường hợp gãy xương cổ chân và bong gân thường có biểu hiện khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Do đó, người bệnh cần đi khám và được chẩn đoán chính xác tình trạng bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Các triệu chứng thường gặp nhất khi cổ chân bị chấn thương như:
Chấn thương cổ chân không được điều trị triệt để và đúng cách, người bệnh quay lại vận động cổ chân quá sớm, chấn thương tái phát nhiều lần có thể gây ra các biến chứng như: Đau xương cổ chân mãn tính, khớp cổ chân mất đi sự vững chãi vốn có, viêm khớp cổ chân, thoái hóa khớp cổ chân…
Bong gân cổ chân thường được cải thiện sau khoảng 1 tuần áp dụng phương pháp RICE (Rest – nghỉ ngơi, Ice – chườm lạnh, Compression – băng ép, Elevation – kê cao vị trí chấn thương). Sau 1 - 2 tuần vật lý trị liệu và tập phục hồi chức năng, cổ chân có thể tăng dần sức mạnh, sự linh hoạt và phạm vi chuyển động. Sau 3 - 4 tháng, người bệnh có thể quay lại chơi thể thao. Nếu bị gãy xương cổ chân, thời gian tối thiểu để phục hồi là khoảng 6 tuần.
Phương pháp điều trị thích hợp rất quan trọng trong quá trình phục hồi sau chấn thương ở cổ chân. Vì vậy, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đi khám sớm để biết nguyên nhân và xác định loại chấn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp giảm sưng đau, điều trị phục hồi chấn thương hiệu quả. Điều trị càng sớm và càng hiệu quả, thời gian phục hồi càng được rút ngắn.
Khi người bị chấn thương cổ chân đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về tình huống gây chấn thương, đánh giá mức độ sưng đau, bầm tím. Sau đó, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang cổ chân, chụp cộng hưởng từ hay cắt lớp CT tùy trường hợp. Căn cứ vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị phổ biến nhất thường là:
Nếu chỉ bị gãy 1 xương cổ chân, không có tình trạng di lệch xương, khớp còn vững, bác sĩ thường sẽ chỉ định bó bột hoặc đeo nẹp. Nếu cổ xương gãy bị di lệch nhiều, khớp cổ chân mất vững, người bệnh sẽ cần được phẫu thuật và dùng đinh vít cố định xương.
Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục cần dùng nẹp và bó bột. Sau khi cổ chân có thể cử động hoàn toàn, người bệnh cần tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho cổ chân, khả năng giữ thăng bằng và sự linh hoạt của cổ chân sau chấn thương. Sau vài tháng, người bệnh có thể đi đứng bình thường, không khập khiễng.
Nếu dây chằng bị tổn thương nặng và các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tái tạo dây chằng. Nếu bong gân nhẹ, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp RICE trong vài ngày đến khi giảm sưng đau sau đó luyện tập một số bài tập phục hồi.
Với trường hợp viêm gân cổ chân, người bệnh sẽ được cho uống thuốc chống viêm, uống hoặc tiêm giảm đau, bó bột hoặc đeo nẹp để cố định vết thương, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Cũng có trường hợp người bệnh cần phẫu thuật tái tạo gân cổ chân.
Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau chấn thương cổ chân. Việc tìm hiểu chấn thương cổ chân không nên và nên ăn gì là vô cùng cần thiết. Tóm lại, chấn thương ở cổ chân có nhiều loại và mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Vì vậy, thăm khám sớm, điều trị sớm sẽ giúp phục hồi nhanh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.