Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương sườn bị va đập mạnh, tác động lực lớn hay chấn thương có thể gây gãy xương hoặc chấn thương phần mềm. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chấn thương phần mềm xương sườn.
Xương sườn bị tác động mạnh hay va chạm nghiêm trọng có thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Nặng thì dẫn đến gãy xương sườn, nhẹ thì bị chấn thương phần mềm xương sườn. Vậy chấn thương ở phần mềm xương sườn là gì? Triệu chứng cảnh báo tình trạng này là gì? Cách điều trị khi chấn thương ở phần mềm xương sườn ra sao?
Trên cơ thể con người có bao nhiêu xương sườn? Mỗi chúng ta có 12 cặp, tương ứng với 24 chiếc xương sườn. Tuy nhiên, một số ít người (tỷ lệ 1/500) sẽ có thêm một chiếc xương sườn phụ. Mỗi xương sườn bắt đầu từ cột sống và kết nối với cột sống bằng một đốt sống lưng trên. Sau đó, xương sườn uốn quanh theo phần bên của cơ thể và vòng ra trước ngực. Giữa các xương sườn có một khoảng trống tách biệt gọi là khoang liên sườn.
Trong hệ xương trong cơ thể người, xương sườn có chức năng riêng và có vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể là:
Phần mềm xương sườn là phần mô, cơ bao bọc quanh xương sườn. Chấn thương phần mềm xương sườn là tình trạng chấn thương xảy ra với các mô, cơ này sau té ngã, tác động lực trực tiếp lên vùng xương sườn, tai nạn, va chạm mạnh,…
Chúng ta có thể nghi ngờ phần mềm xương sườn bị chấn thương khi nhận thấy các dấu hiệu như:
Mặc dù phần mềm quanh xương sườn bị bầm tím, đau đớn nhưng xương sườn lành hoàn toàn, không bị nứt vỡ hay gãy. Trong điều trị chấn thương phần mềm xương sườn hay chấn thương các mô mềm khác, phương pháp sơ cứu tiêu chuẩn chính là phương pháp RICE - viết tắt của các từ Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép), Elevation (kê cao vị trí chấn thương). Phương pháp này cần được thực hiện trong 48 - 72 giờ đầu tiên của chấn thương.
Tuy nhiên, người bệnh không được dùng băng hoặc thắt lưng quấn quanh ngực. Việc này khiến xương sườn không thể di chuyển khi họ ho hoặc hít thở và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
Quy trình và phương pháp điều trị sau đó sẽ phụ thuộc vị trí chấn thương, loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Để chẩn đoán, đánh giá tình trạng chấn thương và loại trừ các chấn thương nghiêm trọng hơn như gãy xương hoặc tổn thương cơ quan nội tạng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp MRI hoặc chụp cắt lớp CT.
Trong chấn thương phần mềm của xương sườn, thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn gãy xương sườn. Tình trạng chấn thương có thể khỏi hoàn toàn sau 4 - 6 tuần chăm sóc và điều trị.
Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân bị chấn thương phần mềm xương sườn cũng cần áp dụng các cách hỗ trợ phục hồi phù hợp. Cụ thể là:
Trong quá trình phục hồi sau chấn thương, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt nhưng cần lưu ý những điều sau:
Chấn thương phần mềm xương sườn không nguy hiểm nhưng người bệnh cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu cảnh báo chấn thương, người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và loại trừ các chấn thương nghiêm trọng hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.