Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại đạm truyền tĩnh mạch gồm những loại nào? Tác dụng và nguy cơ bạn cần biết

Ngày 15/03/2023
Kích thước chữ

Khi mắc phải các dấu hiệu sốt cao, chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi thì sự lựa chọn của nhiều người là việc truyền đạm để giúp phục hồi sức khỏe. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết truyền đạm là gì? Có các loại đạm truyền tĩnh mạch nào và cần chú ý những gì khi truyền đạm?

Truyền đạm là hình thức đưa vào các chất mang nhiều lợi ích cho cơ thể giúp phục vụ điều trị bệnh. Các loại đạm truyền tĩnh mạch là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể có chứa protein, các acid amin cần thiết. Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt, mệt mỏi hoặc mắc vài vấn đề về sức khỏe. 

Các loại đạm truyền tĩnh mạch

Dịch đạm truyền tĩnh mạch là dịch có các thành phần gồm nước cất và các acid amin, dùng cho bệnh nhân suy nhược, không ăn được hoặc ăn được nhưng kém hấp thu hoặc tăng đào thải. Đạm cung cấp protein cho những trường hợp bệnh suy dinh dưỡng, bệnh nhân bị giảm nồng độ protein trong máu, sau phẫu thuật hoặc khi gặp stress. Đạm được bác sĩ có chuyên môn chỉ định nếu lượng albumin và protein máu trong cơ thể bệnh nhân xuống thấp.

Các loại đạm truyền tĩnh mạch phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Alvesin: Là một loại dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, để dự phòng và điều trị thiếu protein trong các vấn đề như: Xuất huyết, bỏng, sau phẫu thuật, nuôi dưỡng kém, bệnh lý ung thư, các bệnh về tá tràng nhẹ hay lành tính, rối loạn chức năng hấp thu protein do tiêu hoá.
  • Aminoplasmal: Là một loại dịch đạm thuộc nhóm cung cấp chất điện giải và acid amin, qua đó tái cân bằng môi trường acid - base trong cơ thể và bù lại protein đã mất.
  • Amiparen: Là dung dịch đạm truyền tĩnh mạch sử dụng để bổ sung các acid amin trong trường hợp giảm protein huyết tương hoặc trong trường hợp suy dinh dưỡng, bổ sung đạm trước và sau khi phẫu thuật.
  • Biseko: Chứa nhiều thành phần đa dạng, được dùng để bù lại thể tích máu bị mất trong các trường hợp giảm protein huyết, giảm các thành phần trong protein máu, dự phòng một bệnh nhiễm trùng trong hội chứng giảm kháng thể và loãng máu. Dịch này sử dụng cho mọi nhóm máu.
Các loại đạm truyền tĩnh mạch gồm những dịch nào? Tác dụng và nguy cơ bạn cần biết 1 Các loại đạm truyền tĩnh mạch là một phương pháp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe

Tác dụng của các loại đạm truyền tĩnh mạch 

Truyền đạm có thể giúp bạn ngăn chặn tác động của việc thiếu hụt protein, truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe.

Người ta phát hiện ra rằng những người bị mất ngủ có thể được hưởng lợi từ truyền đạm đường tĩnh mạch, có thể là do khả năng hấp thụ kém và nhu cầu về axit amin để hỗ trợ các chất dẫn truyền thần kinh của giấc ngủ. 

Đạm là một trong những khối xây dựng cơ bản của mọi tế bào trong cơ thể bạn. Nhu cầu năng lượng của con người có sự thay đổi tùy theo lứa tuổi và tình trạng cơ thể: 

  • Người lớn bình thường: 20 – 35 kcal/kg/ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: Trung bình năm đầu 103 kcal/kg/ngày.
  • Đối với phụ nữ có thai 6 tháng cuối: Mỗi ngày cần cung cấp thêm 300 - 350 kcal.
  • Phụ nữ cho con bú: Cần bổ sung thêm 500- 550 kcal.

Cơ bắp, hệ thống miễn dịch và sự trao đổi chất của bạn sẽ không hoạt động bình thường nếu không có đạm. Tóc và móng của bạn chủ yếu được làm từ protein và nó được sử dụng để sửa chữa, xây dựng các bộ phận như xương, cơ, máu, da, sụn và các mô khác trong cơ thể bạn. Không giống như vitamin và khoáng chất được coi là vi chất dinh dưỡng vì cơ thể bạn cần một lượng tương đối nhỏ, protein được coi là chất dinh dưỡng đa lượng cùng với đường và chất béo, có nghĩa là cơ thể bạn cần rất nhiều để hoạt động bình thường.

Khi nào cần truyền đạm?

Những đối tượng có nguy cơ thiếu đạm, cần truyền đạm bao gồm: 

  • Thiếu protein trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt nếu bạn giảm cân ở cơ bắp.
  • Những người có vấn đề về tiêu hóa mãn tính như bệnh Crohn, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS), loét dạ dày, trào ngược axit hoặc bệnh Celiac đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc hấp thụ protein.
  • Bệnh nhân có chức năng tuyến giáp thấp (suy giáp) thường gặp vấn đề về hấp thu, có thể dẫn đến thiếu hụt protein.
  • Trong một số trường hợp bị rụng nhiều tóc, sự thiếu hụt protein có thể là nguyên nhân và có thể được cải thiện nhờ truyền đạm.
  • Người mắc bệnh cảm cúm có thể gây ra sự thiếu hụt protein, cũng như một cơn bệnh khác có thể gây chán ăn.
  • Người ăn chay và thuần chay có nguy cơ bị thiếu protein nếu họ không cân bằng được hàm lượng protein trong phương pháp ăn chay của họ.
Các loại đạm truyền tĩnh mạch gồm những dịch nào? Tác dụng và nguy cơ bạn cần biết 2 Bệnh lý về ruột có thể gây rối loạn hấp thu đạm

Cần làm gì trước khi chỉ định truyền dịch?

Máu trong cơ thể người có các trị số bình thường tiêu chuẩn đối với đạm, đường, muối, nước, điện giải... Nếu một trong các trị số trung bình trên thấp hơn mức bình thường cho phép thì bạn sẽ được chỉ định truyền đạm để bồi phụ. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm xem trường hợp nào cần thiết, trường hợp nào không cần truyền thêm và số lượng truyền thêm cụ thể bao nhiêu.

Một số trường hợp đặc biệt, dù chưa có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân truyền đạm. Điều này xảy ra khi bệnh nhân bị mất nước (do nôn nhiều, tiêu chảy), mất máu, ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng hoặc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.

Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn được thì truyền đạm không tốt bằng bù nước bởi đường uống. Cụ thể, truyền một chai nước đường 5% chỉ tương đương uống gần một thìa cà phê đường, truyền một chai nước muối sinh lý 9% chỉ tương đương uống một bát canh nhạt.

Các loại đạm truyền tĩnh mạch gồm những dịch nào? Tác dụng và nguy cơ bạn cần biết 3 Xét nghiệm nồng độ protein và điện giải trong máu để đưa ra chỉ định truyền đạm

Ai nên cẩn thận khi truyền đạm?

Trong một số trường hợp nhất định, việc truyền đạm cần được cân nhắc và thận trọng đối với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân cao tuổi có mức lọc cầu thận yếu, bệnh nhân có các bệnh tim mạch hoặc có bệnh lý não khi truyền dịch đạm có chứa chất điện giải.
  • Trẻ bị sốt cân nhắc sử dụng các loại dịch chứa nhiều muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ gây ra do phù não.
  • Trẻ em mắc viêm phổi không nên truyền dịch đạm vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi và tim.
  • Bệnh nhân sốt do các bệnh lý nhiễm trùng không nên truyền dịch đạm vì không có tác dụng mà dễ gây các nguy cơ biến chứng như: Tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng gánh nặng cho tim.
  • Trẻ em mắc các bệnh viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền phải theo các chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Những lưu ý trong và sau khi truyền đạm

Tự ý truyền dịch có thể gây ra những biến chứng khó lường. Đặc biệt, không phải nhân viên y tế nào cũng biết cách xử lý các nguy cơ tai biến, dị ứng, sốc, nhiễm trùng, phù não.

Các biến chứng xảy ra khi tự ý truyền dịch có thể nhẹ hoặc nặng. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị sưng, đau tại chỗ tiêm hoặc chán ăn do các mao mạch ruột bị thoái hóa. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị viêm tĩnh mạch, phù tim, thận do cơ thể buộc phải tiếp nhận một lượng lớn chất dinh dưỡng và nước. Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ và tử vong sau khi truyền đạm tự phát.

Vì vậy, về nguyên tắc, khi có ý định truyền đạm vào cơ thể cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh không được tự ý đến cơ sở y tế, quầy thuốc hoặc mời dược sĩ đến nhà truyền dịch khi chưa được kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu liên quan. Thay vào đó, bệnh nhân chỉ truyền đạm khi có chỉ định của bác sĩ xác định rõ cơ thể chúng ta cần loại dịch gì và liều lượng ra sao.
  • Truyền đạm phải được thực hiện tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên môn, có dụng cụ, trang thiết bị xử lý phù hợp.
  • Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, ho, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng của bạn.

Trong và sau khi truyền dịch, nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu sau, cần báo với người chăm sóc để được hỗ trợ:

  • Một cảm giác nhẹ đầu, cảm giác giống như bạn có thể bất tỉnh.
  • Thở yếu hoặc nông.
  • Đau đầu dữ dội, mờ mắt, ù tai.
  • Lo lắng, bối rối, đổ mồ hôi và da trở nên nhợt nhạt.
  • Khó thở dữ dội, thở khò khè hoặc thở hổn hển, ho có đờm bọt, đau ngực và nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Các loại đạm truyền tĩnh mạch gồm những dịch nào? Tác dụng và nguy cơ bạn cần biết 4 Các dấu hiệu dị ứng đạm xuất hiện trong và sau khi truyền đạm

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại đạm truyền tĩnh mạch mà Nhà thuốc Long Châu muốn đề cập tới với mọi người. Bên cạnh định nghĩa, phân loại, Nhà thuốc còn cung cấp thêm thông tin về lợi ích và nguy cơ của truyền đạm tĩnh mạch. Đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích nữa nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin