Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Các loại virus cúm phổ biến và hệ luỵ của chúng

Ngày 29/04/2024
Kích thước chữ

Các loại virus cúm có khả năng biến đổi liên tục, tạo ra các biến thể mới có thể gây ra các đợt dịch mới và đặt ra nhiều thách thức trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Vậy có những loại virus cúm phổ biến nào?

Virus cúm là một nhóm virus thuộc họ Orthomyxoviridae, có dạng hình cầu và cấu trúc vỏ bọc nhiều lớp, được cấu tạo từ 2 loại gai polipeptit. Điều này giúp cho virus dễ dàng bám vào niêm mạc của đường hô hấp khi xâm nhập vào cơ thể con người. Khi đã xâm nhập thành công, chúng tiết ra enzyme Noraminidaza, giúp virus thoát ra khỏi tế bào cũ để tấn công sang các tế bào khác, gia tăng sự lây lan của virus và gây ra bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các loại virus cúm nhé!

Cấu tạo của virus cúm

Cấu tạo của virus cúm bao gồm 3 phần chính đó là lõi virus cúm, vỏ capsid và vỏ virus cúm ngoài cùng.

  • Lõi virus cúm: Đây là một sợi RNA đơn, chứa mã di truyền của virus.
  • Vỏ capsid: Gồm capsome được sắp xếp theo kiểu đối xứng xoắn.
  • Vỏ virus cúm ngoài cùng: Là một lớp lipid có nguồn gốc từ tế bào chủ. Trên bề mặt của vỏ virus này, có hai loại glycoprotein xuyên qua màng tạo thành gai nhú, có khoảng 500 chồi gai khác nhau, xếp xen kẽ. Hai loại glycoprotein này là Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N), đóng vai trò là các kháng nguyên đặc trưng của virus cúm.
    • Hemagglutinin (H) giúp virus bám vào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào.
    • Neuraminidase (N) làm loãng các chất nhầy đường hô hấp, tạo điều kiện cho virus dễ xâm nhập vào tế bào.
Các loại virus cúm phổ biến và hệ luỵ của chúng 1
Cấu tạo của virus cúm bao gồm 3 phần chính

Với 18 loại kháng nguyên H, 11 loại kháng nguyên N, sự kết hợp khác nhau của những kháng nguyên này tạo ra những phân tử virus cúm có các phân tích kháng nguyên khác nhau. Trong quá trình lưu hành, hai loại kháng nguyên H, N này luôn trải qua quá trình biến đổi, từ những biến đổi nhỏ tích tụ thành những biến đổi lớn, tạo ra những phân tử virus cúm mới.

Phần lõi virus cúm chứa một phân tử ARN và protein tương ứng với kháng nguyên S (soluble), mang toàn bộ mã di truyền của virus.

Các loại virus cúm phổ biến

Virus cúm có khả năng biến đổi liên tục, tạo ra những chủng mới, làm tăng nguy cơ xuất hiện các đợt dịch và gây ra những vấn đề sức khỏe lớn đối với con người. Bệnh cúm có thể lây truyền dễ dàng qua không khí. Vì virus tồn tại trong nước bọt và dịch tiết hô hấp, lan ra môi trường xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, virus cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus. Hiện nay, có 3 chủng virus cúm phổ biến nhất là cúm A, cúm B, cúm C:

  • Cúm A: Là loại cúm có nhiều biến thể nhất và là nguồn gốc của nhiều đợt dịch lớn như cúm H5N1, cúm H1N1, các biến thể khác. Cúm A có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật, có khả năng gây ra đại dịch.
  • Cúm B: So với cúm A, cúm B ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Có hai phân dòng chính là Yamagata, Victoria, không chứa các nhóm phụ. Virus cúm B có các biến thể nhưng diễn tiến bệnh chậm hơn, mức độ lây lan cũng phụ thuộc vào điều kiện địa lý và môi trường.
  • Cúm C: Là loại cúm ít xuất hiện hơn so với hai chủng cúm A, cúm B. Cúm C không có nhiều biểu hiện lâm sàng, chưa được ghi nhận gây ra các đợt dịch lớn.
Các loại virus cúm phổ biến và hệ luỵ của chúng 2
Các loại virus cúm phổ biến nhất là cúm A, cúm B, cúm C

Hệ luỵ của các loại virus cúm là gì?

Các loại virus cúm có thể gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng không chỉ trong hệ thống hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Viêm phổi: Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, người bệnh có thể bị viêm phổi tiên phát, một biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Virus cúm khiến cho niêm mạc phổi bị viêm sưng nổi bật với các triệu chứng như sốt cao không giảm, khó thở, ho đậm đặc. Một số trường hợp có thể phát triển thành suy hô hấp nặng đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
  • Các biến chứng hệ thần kinh: Virus cúm cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến các biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh, viêm não. Những biến chứng này có thể gây rối loạn tư duy, tổn thương thần kinh vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.
  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Các tác động của virus cúm có thể tác động đến hệ tim mạch, bao gồm suy tim, viêm ngoài màng tim, các vấn đề khác liên quan đến tim mạch. Các biến chứng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy tim cấp tính, thậm chí là tử vong.
  • Biến chứng đối với phụ nữ mang thai và trẻ em: Đối với phụ nữ mang thai, virus cúm làm ảnh hưởng đến quá trình thai nghén và sức khỏe của thai nhi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, virus cúm cũng có thể gây ra các biến chứng như viêm xương chậu, viêm tai, nhiễm độc thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Các loại virus cúm phổ biến và hệ luỵ của chúng 3
Các loại virus cúm có thể gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng 

Vắc xin virus cúm

Vắc xin chống các loại virus cúm là một công cụ quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của cúm trong cộng đồng. Vắc xin cúm mùa thường được phát triển để bao gồm các biến thể phổ biến của virus cúm A (bao gồm H1N1 và H3N2) và một hoặc hai loại virus cúm B (tùy thuộc vào loại Vắc xin). Quá trình phát triển vắc xin thường dựa trên các dữ liệu về các biến thể virus cúm dự kiến sẽ lưu hành trong mùa cúm tiếp theo.

Một khi được tiêm phòng, vắc xin kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại virus cúm, giúp tạo ra một hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại sự tấn công của virus. Khi tiếp xúc với virus cúm thực tế, hệ miễn dịch đã được chuẩn bị sẽ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp ngăn chặn sự lây lan của virus, giảm thiểu nghiêm trọng của căn bệnh.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là vắc xin cúm mùa chỉ cung cấp bảo vệ chống lại các loại virus cúm được bao gồm trong vắc xin và không bảo vệ chống lại các loại virus cúm khác hoặc các loại virus khác có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin cúm không đảm bảo rằng bạn sẽ không mắc cúm, nhưng nó là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu nguy cơ, nghiêm trọng của căn bệnh.

Các loại virus cúm phổ biến và hệ luỵ của chúng 4
Vắc xin chống các loại virus cúm giúp ngăn chặn sự lây lan của cúm

Ngoài việc tiêm phòng, các biện pháp phòng ngừa khác như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những người mắc cúm, duy trì một lối sống lành mạnh cũng đều quan trọng để giảm nguy cơ mắc cúm và lây lan của virus trong cộng đồng.

Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự tin khẳng định vị thế của mình là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các loại vắc xin tiên tiến nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết nhập khẩu chính hãng mọi loại vắc xin từ các nhà sản xuất uy tín và được công nhận trên thị trường quốc tế. Hãy đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để tiêm phòng các loại virus cúm nhé!

Xem thêm: Tổng hợp 7 bệnh do virus nguy hiểm đến sức khỏe

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin