Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngay trong lần khám bầu đầu tiên, các bác sĩ luôn nhắc nhở mẹ ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những mốc khám thai quan trọng sẽ nhắc nhở các mẹ bầu đi khám đúng hẹn nhằm phát hiện sớm các dị tật bất thường ở thai nhi.
Việc khám thai không chỉ giúp mẹ bầu và bác sĩ kiểm soát được quá trình phát triển của trẻ mà còn sàng lọc được những dị tật trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu, đặc biệt là các chị em lần đầu mang thai vẫn còn rất băn khoăn không biết khi nào nên khám thai là hợp lý. Nếu còn đang thắc mắc, còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay các mốc khám thai quan trọng trong bài viết dưới đây. Thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ và thai nhi đảm bảo sức khoẻ tốt và can thiệp điều trị kịp thời khi có bất thường xảy ra.
Để kịp thời phát hiện được các bất thường trong thai kỳ, chị em cần bám sát thời gian khám thai và chủ động đi khám đúng lịch. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì trong lần khám thai đầu tiên ngay sau khi phát hiện bản thân mang thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ các mốc khám thai quan trọng. Cụ thể là:
Nếu nhận thấy bản thân bị chậm kinh 1 tuần, rất có thể mẹ đã bắt đầu mang thai. Việc quan trọng nhất lúc này là mẹ cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định xem thai nhi đã đi vào tử cung hay chưa. Điều này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mang thai ngoài tử cung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Nhiều mẹ cho rằng thai còn nhỏ thì không cần khám thai. Đây thực chất là một quan niệm sai lần. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể của trẻ con nhỏ nên rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Vì vậy, ở lần khám thứ 2 này, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như:
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ báo cho mẹ biết trẻ có tim thai chưa, kích thước túi ối như thế nào, chiều dài phôi phát triển có tương xứng với tuổi thai không, cũng như các biến chứng có thể gặp phải với tình trạng bất thường của cơ thể mẹ và bé. Đồng thời, tư vấn cho mẹ cách bổ sung vitamin, các loại thuốc nên tránh và các loại thuốc chống dị tật thai nhi.
Tuần thứ 11 - 13 là mốc khám thai quan trọng mà bắt buộc mẹ không thể bỏ qua. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ cùng với tình trạng phát triển của thai nhi. Xét nghiệm Double test cũng được thực hiện để loại trừ các bệnh lý như: Thai vô sọ, thoát vị rốn, bàng quang lớn,... và đặc biệt là kỹ thuật siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá liệu thai nhi có nguy cơ bị Down hay không.
Nếu siêu âm đo độ mờ da gáy cho ra kết quả báo hiệu thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền, bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn những xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác bệnh như: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn hoặc sinh thiết gai nhau,...
Tuần thứ 16 đến 18 là mốc khám thai quan trọng thứ 4 mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xem xét sự phát triển, các vấn đề không bình thường và các dấu hiệu thai nhi bị dị tật.
Thông qua siêu âm, các bác sĩ đã có thể xác định được các hình thái bất thường của thai nhi và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời các bệnh lý: Dị dạng cơ quan, hở hàm ếch, sứt môi,... Với những trường hợp xét nghiệm Double test cho ra các kết quả bất thường, mẹ rất cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để một lần nữa sàng lọc về nguy cơ Down và những rối loạn trong nhiễm sắc thể của trẻ.
Đến tuần thứ 30 nửa cuối của thai kỳ, mẹ cần khám bầu để đảm bảo cho quá trình dự sinh được an toàn tối đa. Để kiểm tra sức khỏe của thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện các đánh giá sau:
Ở mốc khám thai quan trọng này, dị tật thai nhi sẽ được xác định lần cuối qua phương pháp siêu âm thai 4D. Mẹ sẽ được chỉ định tiêm mũi vacxin uốn ván lần thứ 2. Đồng thời, động mạch rốn và não của trẻ, động mạch tử cung của mẹ của thai nhi sẽ được theo dõi nhờ vào Doppler. Ngoài ra, ngôi thai cũng sẽ được xác định để tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới.
Trong lần khám thai này, máy Monitor sẽ được sử dụng để đo cơn co tử cung cũng như sự thay đổi của tim thai. Ngoài ra, bác sĩ siêu âm sẽ dự báo cân nặng của thai nhi khi sinh, kiểm tra tình trạng dây rốn và nước ối xem có đảm bảo an toàn cho bé không. Nếu phát hiện ra bất cứ điều gì bất thường như đau bụng hay chảy máu, thai phụ sẽ được chỉ định thăm khám thêm một vài lần nữa trước khi bước vào phòng sinh.
Để quá trình khám thai diễn ra suôn sẻ, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
Sinh con dù là sứ mệnh cao cả của người mẹ nhưng cũng đặt lên vai phụ nữ rất nhiều trách nhiệm cũng như những nỗi lo. Vì vậy, mẹ đừng quên các mốc khám thai quan trọng trên để quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý khám thai định kỳ tại các cơ sở, phòng khám thai uy tín nhé.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.