Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Cách bảo quản bút tiêm insulin và các lưu ý khi sử dụng

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Tiểu đường là một căn bệnh ngày càng dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi do chế độ ăn uống không phù hợp. Bút tiêm insulin mang đến giải pháp quan trọng trong việc chữa trị tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết rõ về cách bảo quản bút tiêm insulin như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng.

Cách bảo quản bút tiêm insulin rất quan trọng vì đây là dụng cụ y khoa để tiêm vào cơ thể. Nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi ấy, không những không thể chữa trị khỏi tiểu đường mà còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác cho sức khoẻ.

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường là một loại bệnh tình liên quan đến cơ chế điều tiết đường huyết trong cơ thể. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng hiệu quả hoặc sản xuất đủ insulin - một hormone cần thiết để chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng cho cơ thể.

Insulin là hormone được tạo ra bởi tuyến tụy và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức đường trong máu. Khi bạn ăn, đường từ thức ăn được hấp thụ vào máu và gửi tín hiệu cho tuyến tụy để tiết insulin. Insulin giúp đường vào các tế bào trong cơ thể, nơi nó được chuyển đổi thành năng lượng hoặc được lưu trữ để cơ thể sử dụng khi cần.

Cách bảo quản bút tiêm insulin và các lưu ý khi sử dụng 1
Tiểu đường làm suy giảm bài tiết insulin trong cơ thể

Bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin là một thiết bị y tế được sử dụng để tiêm insulin vào cơ thể người bị tiểu đường. Nó được thiết kế như một cây viết nhỏ và có chức năng giúp người dùng dễ dàng tiêm insulin vào cơ thể. 

Bút tiêm tiểu đường thuận tiện và dễ dùng hơn so với tiêm insulin bằng ống tiêm truyền thống. Bởi tính linh hoạt của nó trong việc điều chỉnh liều lượng insulin. Bên cạnh đó còn dễ mang theo bên mình khi di chuyển vì cấu tạo khá đơn giản, bao gồm:

  • Thân bút: Là phần chính của bút tiêm, có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Thân bút chứa hầu hết insulin và có dung tích cho phép điều chỉnh liều lượng insulin tiêm.
  • Kim tiêm: Có độ mài nhỏ ở đầu bút tiêm có tác dụng đưa insulin vào cơ thể khi bạn xoay và điều chỉnh một cơ chế trên bút để chọn liều lượng insulin cần tiêm.

Tham khảo một số bút tiêm insulin cho bệnh nhân tiểu đường:

Cách bảo quản bút tiêm insulin và các lưu ý khi sử dụng 2
Bút tiêm insulin có cấu tạo đơn giản và dễ dàng sử dụng

Cách bảo quản bút tiêm insulin

Để bảo quản bút tiêm insulin đúng cách và đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của nó, bạn có thể tuân theo các hướng dẫn sau:

  • Lưu trữ insulin trong tủ lạnh: Đối với bút tiêm Insulin mới mua cần được lưu trữ trong tủ lạnh để bảo quản nhiệt độ 2 - 8 độ C và độ ẩm thích hợp.
  • Kiểm tra ngày hết hạn: Đọc và kiểm tra ngày hết hạn trên hộp insulin. Không sử dụng insulin sau ngày hết hạn vì nó có thể mất đi hiệu quả và không đảm bảo an toàn.
  • Tránh rung lắc mạnh: Tránh để insulin rung lắc hoặc va chạm mạnh vì có thể làm mất cân bằng insulin và ảnh hưởng đến hiệu quả của nó.
  • Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất: Hãy đọc và tuân thủ các hướng dẫn bảo quản cụ thể từ nhà sản xuất của bút tiêm insulin cụ thể mà bạn đang sử dụng. Mỗi loại bút tiêm có thể có các yêu cầu bảo quản khác nhau. 
Cách bảo quản bút tiêm insulin và các lưu ý khi sử dụng 3
Bảo quản bút tiêm insulin đúng cách giúp đảm bảo độ an toàn và hiệu quả khi dùng

Các lưu ý khi sử dụng bút tiêm insulin

Khi sử dụng bút tiêm tiểu đường, hãy tuân thủ các lưu ý sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng insulin được chỉ định bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ chỉ bạn cách sử dụng bút tiêm và cung cấp hướng dẫn cụ thể về liều lượng insulin cần tiêm.
  • Kiểm tra insulin: Trước khi tiêm, kiểm tra insulin trong bút xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như màu sắc, đục, vón cục thì không nên sử dụng
  • Tiêm vào lớp mỡ dưới da: Đảm bảo tiêm insulin vào lớp mỡ dưới da, không tiêm vào cơ bắp. Thường thì người ta tiêm insulin vào vùng bụng, đùi hoặc hông.
  • Chú ý liều lượng: Không nên tiêm insulin quá mức cho phép của bác sĩ. Vì tùy vào tình trạng bệnh mà lượng insulin cần thiết sẽ khác nhau. Tiêm quá nhiều có thể gây nên hạ đường huyết, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong.
Cách bảo quản bút tiêm insulin và các lưu ý khi sử dụng 4
Chỉ nên tiêm insulin vào lớp mỡ dưới da để đạt hiệu quả tốt nhất

Thông qua bài viết trên, Long Châu hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo quản bút tiêm insulin. Việc bảo quản đúng cách rất quan trọng đến quá trình chữa bệnh tiểu đường. Vì thế nên lưu ý và tuân thủ theo những cách bảo quản trong bài để đạt kết quả tốt nhất.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin