Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cách chữa bỏng dầu quế và lưu ý khi dùng dầu quế

Ngày 02/05/2023
Kích thước chữ

Từ xưa, dầu quế đã được xem là một phương thuốc tự nhiên cho các cơn ho, cảm lạnh đến bệnh táo bón. Hương thơm cay nồng nhưng ấm áp của quế được nhiều người ưu thích. Tuy nhiên nếu dùng dầu quế không đúng cách có thể gây bỏng da. Vậy cách chữa bỏng dầu quế như thế nào?

Dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế chứa thành phần Aldehyd Cinamic, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Các bà mẹ thường giữ ấm cho con bằng dầu quế khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị bỏng khi dùng dầu quế đã xảy ra. Vậy cách chữa bỏng dầu quế như thế nào và cách dùng đúng ra sao?

Công dụng của dầu quế

Tác dụng sát khuẩn

Dầu quế chứa các thành phần hóa học như Cinnamyl Acetate, Cinnamaldehyde, Eugenol acetate và Eugenol, hoạt động như chất chống vi khuẩn, chống vi trùng và chống nấm mạnh.

Do đó, khi dùng dầu quế theo các phương cách tự nhiên như bôi trên da hay xông dầu quế, các thành phần hóa học có tác dụng chống sự nhiễm trùng một cách an toàn cho sức khỏe.

Cách chữa bỏng dầu quế và lưu ý khi dùng dầu quế 1
Tinh dầu quế chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe

Giảm mức độ cholesterol

Dầu quế có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong máu, bao gồm mức cholesterol LDL, cholesterol toàn phần và chất béo trung tính, trong khi vẫn giữ nguyên mức cholesterol HDL được xem là cholesterol tốt.

Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, dầu quế được chứng minh có khả năng giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Giảm stress oxy hóa

Trong tinh dầu quế được phát hiện có hoạt tính tương tự như một loại enzyme superoxide dismutase, có khả năng chống lại stress oxy hóa tự nhiên trong cơ thể.

Qua cách này, dầu quế giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một nguyên nhân phổ biến gây tử vong sớm.

Giảm nguy cơ ung thư

Dầu quế có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, phổi và vú. Hơn nữa, tinh dầu quế có khả năng chống lại các tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy ở cổ và đầu theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các chức năng này được một loại protein có tên là “EGFR-TK” hỗ trợ. Ngoài ra, trong các nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra dầu quế có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng thông qua giải độc các enzym trong ruột già.

Cải thiện các vấn đề về da

Tinh dầu quế rất hữu ích khi hỗ trợ điều trị viêm da như mụn trứng cá và các vấn đề về da khác. Thành phần cinnamaldehyde trong tinh dầu quế có cơ chế ngăn chặn việc sản xuất một số protein liên quan đến tình trạng viêm da nên có tiềm năng điều trị các rối loạn về da. Tuy nhiên, bạn nên dùng thử tinh dầu quế để kiểm tra bất kỳ triệu chứng dị ứng nào trước khi sử dụng trên một vùng da lớn, nhất là đối với làn da nhạy cảm.

Giúp giảm cân

Bạn có thể giảm cân bằng cách xông tinh dầu quế vì có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn đường. Lý do cơ thể cảm thấy đói là vì lượng đường trong máu cao. Hoạt tính của dầu quế sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ở trạng thái ổn định, do đó làm giảm cảm giác thèm ăn.

Cách chữa bỏng dầu quế

Khi bị dầu quế đậm đặc rơi vào vùng da nhạy cảm như da mắt, nếu có hiện tượng nóng, bỏng da rát thì xử lý ngay theo cách dưới đây:

  • Rửa ngay bằng sữa hoặc bằng dầu nền có nguồn gốc thực vật.
  • Tiếp tục rửa bằng nước sạch.
  • Giữ lại chai tinh dầu vừa sử dụng.
  • Nếu vẫn thấy bỏng rát hoặc tình trạng có chiều hướng xấu hơn, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chữa trị.

Bạn cần lưu ý những hướng dẫn chi tiết sau đây:

  • Với trường hợp dùng tinh dầu quế trực tiếp trên da và bị bỏng, đỏ rát, phồng rộp, dị ứng, mẩn ngứa…, tuyệt đối không được xả bằng nước lạnh như những trường hợp bị bỏng thông thường vì tinh dầu không tan trong nước. Việc dùng nước rửa không thể làm sạch mà trái lại còn làm tinh dầu loang ra các vùng da xung quanh, làm tổn thương những vùng da này.
  • Cách chữa đúng là phải rửa bằng sữa hoặc dầu nền rồi mới rửa tiếp với nước. Dầu nền có nguồn gốc thực vật gồm dầu dừa, hướng dương, ô liu, dầu mè hay dầu ăn thông thường cũng được. Khi bạn sử dụng tinh dầu quế thì cần mang theo một lọ dầu nền nguyên chất để pha loãng tinh dầu khi dùng trong trường hợp khẩn cấp.
  • Giữ lại vỏ chai để bác sĩ xem thành phần của dầu quế trong trường hợp bị bỏng phải đi bệnh viện, từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp.
  • Tinh dầu quế rất nóng. Khi dùng dầu quế để bôi trên da hay massage, cần dùng các loại dầu nền để hòa tan tinh dầu quế trước khi thoa trực tiếp lên da. Không bôi tinh dầu nguyên chất lên vùng da nhạy cảm như miệng, cổ họng và âm đạo.
Cách chữa bỏng dầu quế và lưu ý khi dùng dầu quế 2
Nếu muốn dùng dầu quế, bạn cần nắm rõ cách chữa bỏng dầu quế

Lưu ý khi dùng dầu quế

Muốn dùng dầu quế an toàn, hãy tham khảo những lưu ý sau:

  • Tinh dầu quế có công dụng trị cảm lạnh rất tốt, khi mẹ dùng dầu quế cho trẻ nên pha loãng hơn khi dùng cho người lớn, để tránh gây bỏng, rát da.
  • Trước khi sử dụng dầu quế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn.
  • Bảo quản dầu quế ở nơi khô ráo, tránh tiếр xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Đối tượng không được dùng dầu quế gồm trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao huyết áp. Nếu muốn dùng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. 
  • Tránh để dầu rớt trực tiếp lên khu vực mắt, tai hoặc mũi.
  • Nếu ngửi dầu quế quá nhiều và liên tục đôi khi đường mũi bị kích ứng do tinh dầu có mùi khá mạnh.
  • Khi muốn dùng lên da, hãy thử bôi một lượng nhỏ lên xương quai xanh xem có bị dị ứng không trước khi dùng trực tiếp lên vùng da lớn hơn.
Cách chữa bỏng dầu quế và lưu ý khi dùng dầu quế 3
Cần rửa vết bỏng bằng dầu nền có nguồn gốc thực vật như dầu dừa

Tóm lại, nếu muốn dùng dầu quế nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo bài viết "Cách chữa bỏng dầu quế" ở trên. Nếu dùng đúng, tinh dầu sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh thông thường và giữ ấm trong những ngày trời lạnh.

Xem thêm: 

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin