Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Cách trị bỏng ở môi bằng biện pháp tự nhiên tại nhà

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bỏng môi là một trường hợp phổ biến mặc dù nó có thể ít được nhắc đến hơn so với bỏng da ở các bộ phận khác trên cơ thể. Vết bỏng trên môi có thể có thể gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng miệng, bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và mất tự tin vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vùng da môi có cấu tạo không giống so với vùng da khác trên cơ thể, mỏng và nhạy cảm hơn nhiều nên khi bỏng cũng cần có cách chữa trị hợp lý. Bài viết này sẽ chia sẽ đến bạn đọc những cách trị bỏng môi bằng những biện pháp tự nhiên tại nhà.

Những tác nhân nào có thể làm bỏng môi?

Nhiệt nóng

Bỏng môi do sử dụng thực phẩm, nước uống quá nóng, hoặc thậm chí ngay cả những đồ ăn cay cũng có thể gây bỏng nhẹ ở môi. Hầu hết các vết bỏng do thực phẩm và đồ uống gây ra đều tương đối nhẹ và có thể lành trong khoảng một tuần.

Bỏng môi do mỹ phẩm

Da môi của bạn có thể dị ứng mỹ phẩm có chứa các chất không phù hợp gây ra hiện tượng phồng rộp, ngứa.

Bỏng môi do hóa chất

Bạn cũng có thể bị bỏng môi bởi hóa chất mặc dù trường hợp này khá ít khi xảy ra. Amoniac, iốt, rượu hoặc các hóa chất khác có thể gây bỏng khi tiếp xúc với môi trong một số trường hợp nhất định.

Bỏng môi, miệng do tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc có tính axit.

Cách trị bỏng ở môi hiệu quả và an toàn tại nhà 1Bỏng môi có thể cho tiêu dùng thực phẩm quá nóng

Biểu hiện thường gặp khi bỏng môi

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mẩn đỏ, đau, kích ứng, khó chịu và đôi khi bạn cũng có thể nhận thấy vị giác giảm ở vùng bị bỏng. Nếu vết bỏng nặng, môi của bạn có thể bị phồng rộp, sưng tấy và đỏ bừng da vùng da lân cận. Khi gặp những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị bỏng da ở cấp độ nặng, hãy cân nhắc việc thăm khám tại bệnh viện để bác sĩ đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Những cách trị bỏng môi tại nhà

Tùy vào mức độ nặng của bỏng môi mà chúng ta có những cách chữa trị khác nhau, bài viết này sẽ đưa ra một số cách trị bỏng môi tại nhà ở mức độ nhẹ.

Làm mát với nước

Ngay khi bị bỏng do nhiệt bạn cần làm mát vết bỏng bằng cách ngâm môi vào trong nước mát hoặc chườm khăn ẩm lên. Tuy nhiên cần đảm bảo nước và khăn phải sạch. Việc làm này giúp làm giảm tổn thương cho vết bỏng ở môi và ngăn không cho nguồn nhiệt tản vào mô bên trong. Ngoài ra cách này cũng giúp làm giảm cảm giác đau rát, giảm viêm sưng tại vị trí vết bỏng.

Thời gian làm mát nên từ 15 đến 20 phút, không nên ngâm quá lâu vì có thể khiến cho mô ở vết bỏng môi bị hoại tử.

Làm sạch vùng môi bị bỏng

Các phương pháp làm sạch nhẹ nhàng, chẳng hạn như xà phòng lành tính hoặc dung dịch nước muối sinh lý được khuyến khích thực hiện ngay sau khi bỏng để làm sạch bề mặt lớp mô bị tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đồng thời trong thời gian hồi phục, hãy giữ vết bỏng sạch sẽ, tránh ngoáy và vết bỏng sẽ nhanh lành.

Sử dụng nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội là một loài cây được trồng phổ biến có thể giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm và khó chịu, duy trì độ ẩm cho da và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Bạn chỉ cần lấy một chút gel để bôi lên môi và không nên sử gel nha đam tươi vì việc nuốt phải có thể không tốt cho sức khỏe của bạn. Gel lô hội có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Cách trị bỏng ở môi hiệu quả và an toàn tại nhà 2Gel lô hội hỗ trợ điều trị bỏng và làm dịu da

Sử dụng mật ong

Mật ong là chất tự nhiên có tác dụng trị bỏng giúp vết bỏng trên miệng mau lành, ngoài ra nó cũng có thể trị nứt nẻ và cải thiện sắc tố của môi. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thoa nhẹ nhàng một lớp mật ong lên môi trước khi đi ngủ, sau 30 phút rửa lại với nước ấm hoặc để qua đêm.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy mật ong có đặc tính kháng khuẩn. Điều này có nghĩa là nó có thể tiêu diệt các sinh vật gây hại hoặc làm chậm sự phát triển của chúng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa lành của mô tổn thương.

Cách trị bỏng ở môi hiệu quả và an toàn tại nhà 3

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và thúc đẩy chữa lành vết thương

Dưỡng ẩm da môi an toàn

Một chút son dưỡng môi có thể giúp ích rất nhiều cho vết bỏng hoặc vùng da nhạy cảm sau khi bị bỏng. Bạn nên chọn dưỡng môi bằng các sản phẩm tự nhiên lành tính như sáp dầu để bảo vệ và giữ ẩm vùng da môi nhạy cảm. Mặc dù hầu hết các loại son dưỡng môi sẽ làm được điều đó nhưng những sản phẩm có thêm mùi hương hoặc chất màu có thể sẽ lại gây kích ứng cho làm da môi của bạn vì thế hãy hạn chế sử dụng nếu có thể.

Chăm sóc da môi

Khi da lành lại, khu vực đã từng bị bỏng này có thể mỏng manh và vẫn còn cảm giác đau, vì thế bạn nên giảm thiểu tác động vào vết thương hoặc lớp da mới hình thành bên dưới trong một khoảng thời gian.

Giữ vệ sinh răng miệng tốt và rửa vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày cũng có thể hữu ích cho sự ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý trong quá trình điều trị bỏng ở môi

Trong quá trình điều trị bỏng ở môi bạn cần lưu ý một số thông tin cơ bản sau đây:

  • Tuyệt đối khi bị bỏng môi không nên ngâm vết bỏng trong nước đá hoặc chườm đá vì sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến các mô môi bị chết đi gây hoại tử. Sai lầm này có thể vẫn gặp phải ở không ít người hiện nay.
  • Hãy đến gặp ngay bác sĩ khi tình trạng vết bỏng trở nên trầm trọng hơn như sưng phồng, màu da môi ngả sang sẫm hơn vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết bỏng trên môi.
  • Không bôi kem đánh răng lên môi lúc này vì không có sự chứng minh rõ ràng cho thấy kem đánh răng có hiệu quả có thể gây kích ứng chỗ bỏng nặng hơn.
  • Cố gắng ăn các thức ăn nguội, nhạt và tránh ăn những đồ cay nóng, quá mặn vì nó có thể làm vết bỏng môi bị xót, đau và lâu lành hơn.
  • Hạn chế để cho vùng môi bị bỏng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian lâu vì có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của cấu trúc da môi.

Những thông tin về cách trị bỏng môi nhẹ bằng các nguyên liệu tự nhiên đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà trên đây hi vọng đã giúp ích cho bạn, bổ sung thêm kiến thức mỗi ngày là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Quá trình sơ cứu và chăm sóc vết bỏng là một trong những bước quan trọng để vết thương có điều kiện lành tốt nhất, tránh nhiễm trùng hay để lại sẹo sau này.

Xem thêm:

Diễm Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bỏngTrị bỏng