Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm sao cho đúng?

Ngày 24/02/2022
Kích thước chữ

Rối loạn lo âu trầm cảm là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp mà tâm lý người bệnh có cả triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm hiệu quả? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trầm cảm và rối loạn lo âu có thể xảy ra trong cùng một thời điểm và người ta thường gọi chung là rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên các chứng bệnh này thường không giống nhau và cách điều trị cũng khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì?

Bệnh rối loạn lo lắng trầm cảm là tình trạng người bệnh có những triệu chứng chung, giống nhau giữa rối loạn lo âu và trầm cảm như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu gắt, lo lắng, dễ xúc động, luôn cảm thấy bi quan và tuyệt vọng.

Trong đó, biểu hiện của rối loạn lo âu là lo lắng, lo sợ quá mức, còn trầm cảm là giảm khí sắc, chán nản, dễ bi quan trước mọi vấn đề xung quanh.

Hai bệnh này có thể xảy ra cùng lúc nhưng nguyên nhân dẫn đến mỗi bệnh lại khác nhau. Trầm cảm có thể gây lo lắng, sợ hãi và rối loạn lo âu cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, rối loạn lo âu thường kèm theo một số vấn đề tâm lý khác như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,... Đó chính là lý do hai bệnh này thường đi chung với nhau và được gọi đầy đủ là rối loạn lo âu trầm cảm.

Thế nào là rối loạn lo âu trầm cảm và điều trị sao cho đúng 1 Rối loạn lo âu trầm cảm sẽ dễ lo lắng, cáu gắt

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu trầm cảm

Có ba nguyên nhân chính gây nên bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, đó là:

  • Di truyền: Nguyên nhân gây rối loạn lo âu trầm cảm có thể là bắt nguồn từ tiền sử gia đình. Nếu trong nhà có người từng bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm thì phần trăm những người thân mắc bệnh lý này cũng cao hơn người bình thường.
  • Hoạt chất ở não bộ: Người bệnh thường có các hoạt chất ở não bộ gây ảnh hưởng dến đến việc kiểm soát cảm giác lo lắng, sợ hãi mà người thông thường không có.
  • Stress, căng thẳng: Đối mặt với tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

Ngoài ra, bệnh rối loạn lo âu trầm cảm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh đó, một số nhân tố sau cũng có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh như: Tuổi tác (giai đoạn vị thành niên chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, trầm cảm ở người già do sống một mình,...), phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, đàn ông thường xuyên sử dụng những chất gây nghiện và đồ uống chứa cồn, sang chấn tâm lý...

Một số cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm 

Phương pháp điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu là tương tự nhau. Đối với các trường hợp mắc cả rối loạn lo âu và trầm cảm, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều liệu pháp chữa trị và có sự điều chỉnh phù hợp với từng bệnh án cụ thể. Nhờ đó có thể khắc phục được tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm hiệu quả.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Đây là hình thức trị liệu tâm lý mang lại hiệu quả khả quan. Trong liệu pháp này, các bác sĩ tâm lý sẽ định hướng giúp người bệnh suy nghĩ thực tế hơn, lạc quan hơn, giảm đi các nghĩ suy tiêu cực. Phương pháp điều trị tập trung vào việc thực hành các bước cụ thể để giúp người bệnh vượt qua sự lo âu và trầm cảm. Liệu pháp này cũng giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân, đưa ra hướng khắc phục và từ đấy giảm dần nỗi sợ.

Thế nào là rối loạn lo âu trầm cảm và điều trị sao cho đúng 2 Trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý giúp người bệnh giải toả căng thẳng tốt hơn

Cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm bằng thuốc

Các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu thường xảy ra cùng nhau, đan xen nhau và nghiên cứu cho thấy cả hai đều có thể điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI).

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) bao gồm:

  • Citalopram (tên thương hiệu là Celexa).
  • Escitalopram (tên nhãn hàng là Lexapro).
  • Fluoxetine (tên nhãn hiệu là Prozac, Sarafem, Symbyax).
  • Fluvoxamine (tên nhãn hàng là Luvox).
  • Paroxetine (tên thương hiệu là Paxil).
  • Sertraline (tên nhãn hàng là Zoloft).

Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI) như:

  • Desvenlafaxine (tên thương hiệu là Pristiq).
  • Duloxetine (tên nhãn hàng là Cymbalta).
  • Venlafaxine (tên thương hiệu là Effexor).
  • Levomilnacipran (tên thương hiệu là Fetzima).

Nếu việc sử dụng các loại thuốc SSRI hoặc SNRI không cải thiện được các triệu chứng, bác sĩ sẽ chuyển qua dùng những loại thuốc khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên cần các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ để có hướng xử trí kịp thời nếu gặp tình huống chuyển biến xấu.

Tập thể dục thường xuyên

Việc duy trì chế độ tập thể dục đều đặn từ 30 phút trở lên trong một ngày, một tuần tập 3 - 5 ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng đáng kể. Chế độ luyện tập có thời gian ngắn hơn, chỉ 10 – 15 phút, nhưng cường độ tập nhiều lần trong ngày cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn có thể chạy bộ, đạp xe,...

Thế nào là rối loạn lo âu trầm cảm và điều trị sao cho đúng 3 Các hoạt động thể chất hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị rối loạn lo âu trầm cảm

Chế độ luyện tập đều đặn sẽ giúp bạn tăng sự tự tin của bản thân và cải thiện các mối quan hệ xung quanh. Nguyên nhân là do tập thể dục hàng ngày sẽ giúp não bộ sản sinh hormone endorphin làm cho tinh thần trở nên phấn chấn, háo hức.

Kỹ thuật thư giãn

Nếu mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm này, bạn hãy thử tập yoga, thiền và tập thở. Việc thiền định từ 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giảm bớt sự lo lắng, giúp bạn bình tĩnh, thư thái hơn. Do đó, người mắc rối loạn lo âu trầm cảm có thể thử những điều đơn giản sau:

  • Tập trung vào hơi thở của bạn.
  • Tưởng tượng những hình ảnh đẹp, những điều tích cực...
  • Lặp lại một số từ mang tính chất tích cực như “yêu”, “hạnh phúc”, “cuộc đời tươi đẹp”…

Trên đây là một số thông tin về cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm với các phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu các cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm trên không đem lại hiệu quả, người bệnh cần sớm tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị kịp thời và chính xác.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin