Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp quanh vai là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người đang gặp phải. Làm thế nào để nhận biết và điều trị viêm khớp quanh vai sớm, hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu nhé!
Viêm khớp quanh vai là tình trạng thường gặp nhất là ở những người từ 40 - 60 tuổi. Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Sau đây hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin và hiểu rõ hơn về bệnh viêm quanh khớp vai nhé!
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng các phần mềm ở khớp vai như gân, dây chằng, màng hoạt dịch, bao khớp,... bị tổn thương và viêm. Nếu khớp vai bị viêm có thể dẫn đến những bộ phận khác trên cơ thể bị ảnh hưởng chẳng hạn như cổ, lưng.
Có thể nói rằng khớp vai có vai trò rất quan trọng với cơ thể của con người. Tuy không đóng vai trò chống đỡ cả cơ thể nhưng khớp vai lại có mặt trong hầu hết các hoạt động, vì vậy khi gặp phải tình trạng viêm khớp vai, các bạn sẽ bị hạn chế khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng viêm khớp vai thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi hoặc đã có tiền sử chấn thương, đã từng phẫu thuật tại quanh vùng khớp vai hay hay những người lao động chân tay và thường xuyên làm việc nặng trong một thời gian dài,...
Có rất nhiều phương pháp để điều trị viêm quanh khớp vai như:
Tình trạng viêm quanh khớp vai xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn những nguyên nhân phổ biến nhất:
Với những người lao động tay chân hay làm những công việc tác động nhiều đến khớp vai như: Tài xế, thợ xây, thợ rèn,... khớp vai sẽ rất dễ bị tổn thương, nếu sự tổn thương này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm khớp vai và viêm quanh khớp vai.
Nếu các bạn chẳng may bị ngã khi chơi thể thao, tai nạn hoặc bất cẩn va cánh tay và bả vai vào những vật thể cứng sẽ làm các cơ trong khớp vai bị chèn ép và gây ra tình trạng đau nhức. Tình trạng đau nhức này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm khớp vai và lan rộng ra vùng quanh khớp vai.
Khi con người bước qua tuổi 50, xương khớp của chúng ta sẽ dần đi vào tình trạng lão hóa, chính sự lão hóa này đã làm cho khả năng vận động của một số cơ quan bị hạn chế và khớp vai là một trong số đó. Thoái hóa khớp vai sẽ làm cho các bộ phận thuộc phần mềm của khớp vai bị viêm đau.
Viêm khớp vai còn là biểu hiện của một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ, tiểu đường, các bệnh về phổi,... Vì vậy, khi các bạn cảm thấy khớp vai đau mà chưa tìm được lý do thì hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi mắc bệnh viêm quanh khớp vai, các bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Khó khăn khi vận động
Khi bị viêm khớp vai, cánh tay và bả vai của các bạn sẽ dễ bị tê, những cử động liên quan đến vai như: nâng, khiêng, vác hoặc xoay người sẽ bị hạn chế. Điều này làm cho các thao tác vận động trở nên chậm chạp, khó khăn.
Đau và sưng khớp vai
Khi khớp vai bị tổn thương và bào mòn, sụn khớp vai sẽ cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức âm ỉ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hãy đến các cơ sở uy tín kiểm tra và uống thuốc đúng liệu trình. Tuyệt đối không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc giảm đau.
Khớp và cơ bị cứng
Nếu xương khớp và cơ vai của bạn thường xuyên bị tê cứng thì đây cũng có thể là dấu hiệu của viêm khớp quanh vai. Nếu gặp tình trạng này, các bạn hãy từ từ, cử động một cách chậm rãi, tránh lắc hoặc xoay khớp vai quá mạnh sẽ khiến khớp vai bị tổn thương nhiều hơn.
Khó nằm nghiêng khi ngủ
Nếu các mô cơ và xương khớp vai của bạn đang gặp vấn đề thì khi các bạn nằm nghiêng, cơn đau sẽ xuất hiện và lan đều đến cả cánh tay. Sáng hôm sau, các bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó cử động.
Theo các bác sĩ, để giảm tình trạng tạo áp lực lên cho vai và ngăn chặn căn bệnh viêm khớp vai, các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
Nên làm việc trong khả năng sức khỏe cho phép, không nên làm việc quá sức trong thời gian dài để cơ thể của bạn, nhất là bộ phận cánh tay và bả vai có thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, những động tác như dang rộng hai tay hay dơ tay lên cao quá mức sẽ dễ làm cho các khớp quanh vai dễ bị chấn thương, vì vậy các bạn cần hạn chế thực hiện các động tác này.
Đặc biệt, không nên thay đổi tư thế vai đột ngột vì như vậy rất dễ khiến vai bị tổn thương. Trước khi vận động mạnh hãy làm nóng khớp vai bằng cách co duỗi hãy làm một vài động tác khởi động nhẹ nhàng để khớp vai của các bạn tập làm quen, sau đó mới tăng dần cường độ áp lực.
Khi các bạn thấy mình đã có dấu hiệu mắc viêm khớp vai phải, để có thể chấm dứt tình trạng này nhanh chóng và an toàn, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để chắc chắn nắm rõ được tình trạng bệnh của mình, đồng thời không nên chủ quan tự chữa trị hoặc dùng thuốc giảm đau tại nhà để tránh các hậu quả và biến chứng về sau.
Một vài bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm sau khi ngủ dậy sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức ở khớp vai. Đồng thời, hãy có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý, uống các loại sữa có chứa nhiều canxi cũng rất tốt cho xương khớp trong cơ thể bạn.
Để ổn định sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng viêm khớp vai, các bạn cần chủ động bổ sung các thực phẩm sau:
Trong rau xanh và các loại có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng chống oxy hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khớp quanh vai. Một số loại rau xanh, trái cây cụ thể như rau cải, đậu bắp, rau ngót, cà rốt, táo,...
Bổ sung các thực phẩm có chứa axit béo mega 3 và Omega 3 như cá trích, cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu, hạt óc chó,... sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm khớp quanh vai và chống viêm khớp hiệu quả.
Nước là thành phần cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người. Nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc, giảm đau và hạn chế viêm nhiễm cực kỳ tốt. Người bị viêm khớp quanh vai nên uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin về tình trạng viêm khớp quanh vai mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và cải thiện sức khỏe. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều chia sẻ bổ ích khác nhé!
Lan Hương
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.