Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thậm chí ở người trưởng thành. Khi người bệnh giảm sốt cũng là lúc trên cơ thể nổi lên những nốt ban đỏ, lúc này trẻ sẽ có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Vậy cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là tình trạng rất phổ biến, bệnh nếu được chăm sóc đúng cách, nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn bác sĩ điều trị sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm như sốt cao, co giật, khó thở, sưng mí mắt và rối loạn tiêu hóa... Khi bị nhiễm bệnh, virus tấn công vào cơ thể có xu hướng làm tăng thân nhiệt bệnh nhân một cách đột ngột. Lúc này, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt, mệt mỏi và nhức cơ...
Sau vài ngày khi triệu chứng sốt có dấu hiệu thuyên giảm, trên cơ thể bệnh nhân sẽ nổi lên những nốt mẩn đỏ và kèm theo cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, ở một số người có làn da nhạy cảm, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ xảy ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban qua bài viết dưới đây nhé!
Ngứa do sốt phát ban có nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng ngứa do sốt phát ban thường sẽ tự động thuyên giảm mà không cần phải điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, ngứa do sốt phát ban sẽ làm cho người mắc phải khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa khi sốt phát ban:
Đối với những người có làn da nhạy cảm, khi bị phát ban sẽ càng làm cho da của họ trở nên kích ứng, làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Có nhiều quan niệm dân gian cho rằng, khi bị sốt phát ban, bệnh nhân nên kiêng nước bằng cách không được tắm rửa cũng như kiêng vệ sinh cá nhân. Lâu ngày, khi cơ thể không được vệ sinh sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công lên da và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Ngứa khi sốt phát ban sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Dưới đây là những cách giúp giảm ngứa mà bạn đọc có thể tham khảo:
Tinh dầu bạc hà từ xưa đến nay vốn được xem là “thần dược” hỗ trợ điều trị viêm, ngứa ngáy, diệt khuẩn và làm mát nên có tác dụng giảm ngứa hiệu quả. Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy do sốt phát ban gây ra, người bệnh có thể sử dụng 1 ít tinh dầu bạc hà, xoa vào vùng da bị tổn thương, bạn sẽ trải nghiệm sự thoải mái mà loại tinh dầu này mang lại.
Nha đam chứa các vitamin, chất chống oxy hóa, gel nha đam có tính mát và lành tính giúp làm giảm cơn ngứa do các nốt ban đỏ trên da hiệu quả. Ngoài ra, nha đam có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho việc phục hồi da, giúp những nốt ban nhanh chóng dịu đi và lành sẹo. Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử dị ứng với gel nha đam thì hãy bỏ qua biện pháp này nhé!
Trà xanh là một loại lá “nổi tiếng” với các chất chống oxy hóa nên rất hiệu quả cho việc hỗ trợ giảm ngứa và phục hồi da. Không những thế, các vitamin có trong trà xanh còn có dụng tốt trong việc làm mềm da, phục hồi những tổn thương do sốt phát ban gây ra.
Để giúp hạn chế cảm giác ngứa do sốt phát ban gây ra, bệnh nhân nên chú ý vệ sinh thân thể đúng cách. Sau khi hết sốt, người bệnh nên tắm rửa với nước ấm và có thể kết hợp với nước lá trà xanh tươi. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân sức khỏe kém, vẫn còn cảm giác mệt mỏi, khi đó bạn có thể sử dụng khăn ấm lau thân thể, nhằm hạn chế việc mồ hôi, bụi bẩn tích tụ lại gây ra cảm giác ngứa khó chịu.
Đối với những trẻ nhỏ bị sốt phát ban, nên vệ sinh thân thể cho trẻ vào buổi sáng từ 9 đến 11 giờ hoặc vào buổi chiều từ 15 đến 17 giờ chiều, nhằm hạn chế tình trạng cảm lạnh có nguy cơ xảy ra.
Rất nhiều người thường cảm thấy lúng túng và không biết bị sốt phát ban phải làm sao, cần ăn những gì để vừa có thể tăng cường sức đề kháng và vừa giúp cho người bệnh giảm cảm giác ngứa. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung khi bị sốt phát ban:
Ngoài ra, khi bị sốt phát ban, người bệnh nên bổ sinh dinh dưỡng thông qua việc ăn uống nhằm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, nên hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có tính gây ngứa như: Tôm, cua và các loại hải sản...
Trên đây là những thông tin về cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban, hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Người bị sốt phát ban có triệu chứng ngứa hoàn toàn có thể hồi phục nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, nếu người bệnh có những dấu hiệu như ngứa ngáy kéo dài không có dấu hiệu khỏi, cần nhanh chóng được tái khám nhằm nhận được hướng dẫn điều trị đúng cách từ bác sĩ chuyên khoa.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.