Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thói quen bóc da tay có thể bắt đầu từ những hành động vô thức và dần trở thành thói quen thường xuyên của nhiều người khi cảm thấy căng thẳng hoặc buồn bã. Tuy nhiên điều này có thể gây nên những tổn thương da tay của bạn. Vậy làm sao để từ bỏ và khắc phục thói quen bóc da tay? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Thói quen bóc da tay là một hành động tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe bàn tay. Thói quen bóc da tay có thể gây nên các tổn thương da, gây đau rát, và nhiễm trùng, thói quen này còn phản ánh tình trạng căng thẳng, lo âu hoặc thiếu kiểm soát trong cuộc sống. Để bảo vệ làn da tay mịn màng và khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Da tay bị tróc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Rửa tay quá nhiều: Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, dẫn đến tình trạng khô và bong tróc. Để bảo vệ da, chỉ nên rửa tay khi cần thiết, đồng thời sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh dùng khăn giấy thô để lau khô.
Thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết lạnh, khô, hoặc độ ẩm không khí thấp có thể làm da tay bị nứt nẻ và bong tróc. Để giảm thiểu ảnh hưởng, hãy đeo găng tay khi ra ngoài trong thời tiết lạnh và giữ ẩm cho da.
Tia UV: Tia UV có thể gây cháy nắng, đau rát, và đỏ da trước khi bong tróc. Để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, hãy mang găng tay tối màu, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, và sử dụng kem chống nắng.
Thói quen mút ngón tay: Thói quen mút ngón tay ở trẻ nhỏ có thể gây bong tróc da do tiếp xúc với nước bọt làm mất nước trên da. Ngay cả người lớn khi căng thẳng cũng có thể nhai ngón tay, dẫn đến tình trạng tương tự.
Tiếp xúc với hóa chất: Các chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, và nước rửa bát có thể làm tổn thương cấu trúc tế bào da và gây bong tróc khi tiếp xúc thường xuyên.
Thiếu hoặc thừa vitamin: Thiếu hụt hoặc thừa vitamin có thể làm da bị tróc. Ví dụ, thiếu vitamin B3 hoặc dư thừa vitamin A có thể gây ra tình trạng này. Để cân bằng, hãy bổ sung các vitamin cần thiết thông qua chế độ ăn uống giàu rau xanh, trái cây, và thực phẩm bổ dưỡng.
Ngoài các nguyên nhân trên, da tay còn có thể bị tróc do những yếu tố khác như ngâm tắm trong nước nóng, ra nhiều mồ hôi, nấm móng và da, chàm, tổ đỉa, vảy nến, hoặc bệnh Kawasaki.
Thói quen bóc da tay có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày:
Nhiễm trùng: Khi da bị bóc hoặc lột, các vết thương nhỏ có thể mở ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm đỏ, sưng, đau, hoặc thậm chí mưng mủ.
Tổn thương da: Việc bóc da thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương da lâu dài, làm cho da trở nên mỏng và dễ bị tổn thương hơn. Điều này có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của da và khiến da dễ bị kích ứng hơn.
Đau và khó chịu: Thói quen này có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, nhất là khi da bị tổn thương và viêm nhiễm. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Bóc, lột da ngón tay là một thói quen khó từ bỏ, nhưng với sự kiên trì và các biện pháp hỗ trợ sau đây, bạn hoàn toàn có thể khắc phục thói quen bóc da tay.
Bước 1: Tạo ra rào cản vật lý để làm cho thói quen bóc da tay trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể đeo găng tay trong thời gian bạn có xu hướng bóc da nhiều. Nếu việc đeo găng tay gây cản trở các hoạt động thường ngày như nấu ăn hay viết, hãy thử băng ngón tay lại.
Bước 2: Ghi chép chi tiết về cảm giác lo lắng, buồn bã hoặc những suy nghĩ về giá trị bản thân, đồng thời ghi nhận các tình huống cụ thể khi bạn có thói quen bóc da tay. Theo Psychology Today, nhiều hành vi cưỡng chế được kích hoạt bởi cảm giác lo lắng và cảm xúc tiêu cực. Xem xét việc gặp gỡ chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn đề cảm xúc như một cách để ngăn chặn thói quen này.
Bước 3: Giữ bản thân bận rộn để tăng cường sự tự chủ. Theo KidsHealth, hãy tìm cách phân tán sự chú ý của bạn khi cảm thấy mình sắp lặp lại thói quen xấu. Đi dạo, tham gia vào các hoạt động cần sử dụng tay, hoặc trò chuyện với bạn bè có thể giúp bạn giảm thiểu hành vi này. Sự nhàm chán cũng có thể dẫn đến việc bóc da tay.
Bước 4: Thiết lập mục tiêu và phần thưởng cho bản thân để tạo động lực từ bỏ thói quen. Đặt ra các mục tiêu cụ thể và phần thưởng sẽ giúp bạn cảm thấy giá trị bản thân tăng lên và tạo động lực để làm việc hướng tới những phần thưởng đó.
Bước 5: Nhờ giúp đỡ và hỗ trợ từ người thân như vợ/chồng, bạn bè để nhắc nhở bạn mỗi khi họ thấy bạn bóc da tay. Lựa chọn những người có thể đưa ra lời nhắc nhở một cách nhẹ nhàng và tích cực, thay vì những người có thể phản ứng gay gắt hoặc tiêu cực. Điều này sẽ giúp bạn nhận thức và có trách nhiệm hơn với hành vi của mình.
Việc tìm ra đúng nguyên nhân gốc rễ của thói quen bóc da tay và áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp, bạn có thể dần dần thay đổi hành vi của mình và bảo vệ sức khỏe làn da. Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ như giữ cho da tay luôn ẩm và sạch, thay thế thói quen bóc da bằng những hoạt động tích cực khác, và nếu cần, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để giải quyết vấn đề tâm lý hoặc stress. Với sự quyết tâm và phương pháp đúng đắn, bạn có thể kiểm soát và từ bỏ thói quen bóc da tay, duy trì một làn da khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.