Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hoạt động sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu chất béo. Tuy nhiên, chất béo trong cơ thể có hai loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Vậy làm sao phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu để kiểm soát việc bổ sung, tránh dung nạp quá nhiều chất béo xấu gây hại cho sức khỏe?
Để phát huy hết tác dụng của chất béo đối với cơ thể, chúng ta cần nắm rõ vai trò của chất béo đối với cơ thể cũng như làm sao phân biệt được chất béo tốt và chất béo xấu, từ đó chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình.
Chất béo là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ hấp thụ vitamin,... Khoa học phân loại chất béo trong cơ thể người làm hai loại, đó là chất béo tốt và chất béo xấu.
Chúng khác nhau thế nào? Dưới đây là đặc trưng của từng loại chất béo trong cơ thể con người:
Chất béo tốt hay chất béo không bão hòa, tồn tại dưới hai dạng là không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Trong cuộc sống, chúng ta hay bổ sung Omega-3 và Omega-6 cho cơ thể nhưng chắc không nhiều người biết đây là hai chất béo thuộc nhóm chất béo không bão hòa đa. Loại chất béo tốt này rất phổ biến và có thể hấp thụ từ thực phẩm để bổ sung cho cơ thể.
Trong cơ thể, nhóm chất béo tốt có tác dụng giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đồng thời sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể, phòng các bệnh tim mạch, đột quỵ...
Trong khi chất béo tốt không đông đặc ở nhiệt độ bình thường thì chất béo xấu (hay còn gọi là chất béo bão hòa) lại đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Đặc tính của loại chất béo xấu này khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu khi chúng ta dung nạp chúng vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu được chất béo trong cơ thể được phân thành chất béo tốt và chất béo xấu rồi. Vậy chất béo tốt có tác dụng ra sao? Dưới đây là những lợi ích mà chất béo tốt mang lại cho cơ thể:
Chất béo không bão hòa đơn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol thay thế cho chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Chúng ta có thể tìm thấy chất béo này trong các loại dầu như dầu hạt cải, hạt nho, ô-liu, bơ, đậu phộng, hay cả thịt nạc,...
Tương tự chức năng của chất béo không bão hòa đơn nhưng có tác dụng tốt hơn, chất béo không bão hòa đa sẽ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol cả xấu lẫn tốt.
Chất béo không bão hòa đa có nhiều trong dầu thực vật như bắp, hạt mè, hạt hướng dương, đậu nành cùng nhiều loại ngũ cốc khác,...
Bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm, ví dụ như cá hồi, cá ngừ, quả hạch, ngũ cốc sẽ giúp cơ thể hấp thụ các chất béo không bão hòa đa, tốt cho sức khỏe.
Hai loại chất béo Omega-3 và Omega-6 thuộc nhóm chất béo không bão hòa đa với các công dụng riêng bao gồm:
Omega-3
Chất béo Omega-3 rất tốt cho sự phát triển mắt, thúc đẩy sự phát triển trí não trẻ trong 6 tháng đầu đời, đồng thời còn tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ở người trưởng thành, Omega-3 có khả năng giúp giảm đau, giảm tình trạng bị cứng khớp buổi sáng sau khi thức dậy ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Chưa kể, chất béo Omega-3 còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Vậy có thể hấp thụ chất béo này từ đâu? Các loại hải sản như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu, hạt lanh, quả óc chó, rau quả lá xanh, cây họ đậu, đặc biệt là đậu nành,... là nguồn cung cấp Omega-3 rất dồi dào cho cơ thể.
Omega-6
Với Omega-6, bổ sung chất béo này cho cơ thể sẽ giúp cơ thể kiểm soát hàm lượng cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các loại thực phẩm chứa nhiều Omega-6 gồm có hạt hướng dương, đậu nành, dầu hạt cải và đậu phộng.
Hiểu được tác dụng và tác hại của chúng mới tránh cho cơ thể những vấn đề nguy hại về sức khỏe. Vậy chất béo xấu có tác hại gì?
Chất béo xấu cũng được chia thành hai loại là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Cụ thể như sau:
Đây là loại chất béo có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng theo.
Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao có thể kể đến như thịt mỡ, trứng, da gia cầm, chế phẩm từ sữa (pho mát, kem, sữa béo), cọ, dừa, bơ cacao, khoai tây chiên, bánh quy,...
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này cũng là một cách giúp cơ thể không dung nạp chất béo xấu, gây hại cho sức khỏe.
Chất béo chuyển hóa là chất béo bị hydro hóa trong quá trình chế biến. Loại chất béo này có khả năng làm giảm cholesterol tốt (HDL), tăng cholesterol xấu (LDL) và triglycerides trong cơ thể.
Trong thực phẩm chế biến như bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, thực phẩm đông lạnh,... thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa.
Chất béo tốt và chất béo xấu hiện diện trong thực phẩm xung quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà đôi khi chúng ta thờ ơ với việc phải tiêu thụ chúng như thế nào để tốt cho sức khỏe.
Muốn phát huy tác dụng của chất béo tốt, hạn chế dung nạp chất béo xấu, chúng ta cần phải xây dựng và tuân thủ theo chế độ ăn uống lành mạnh. Một trong những việc có thể làm ngay là thay thế các chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa. Điều này rất quan trọng để giúp cải thiện mức cholesterol tốt trong máu.
Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn khi xây dựng một chế độ ăn lành mạnh:
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mọi người, đặc biệt là chị em bà nội trợ biết về chất béo tốt và chất béo xấu để có chế độ bổ sung hợp lý cho bản thân và gia đình.
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.