Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xác định và phân loại nhóm máu có ý nghĩa rất lớn đối với y học, cụ thể là lưu trữ máu và truyền máu từ người này sang người khác trong trường hợp khẩn cấp. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu cách phân loại nhóm máu cũng như các hệ nhóm máu và nhóm máu phổ biến.
Cách phân loại nhóm máu dựa vào kháng nguyên trên màng của hồng cầu. Việc phân loại này giúp công cuộc nghiên cứu huyết học và ứng dụng truyền máu được phát triển tốt hơn, con người cũng hiểu rõ hơn về chính mình.
Trước khi đi sâu hơn để tìm hiểu cách phân loại nhóm máu ở người, bạn cũng cần nắm được cấu tạo của máu. Máu là thành phần được tạo nên tử tủy xương trong cơ thể người và có cấu tạo gồm 4 thành phần chính là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và cuối cùng là huyết tương.
Hồng cầu: Đây là tế bào có hình dạng đĩa lõm ở hai mặt và có thành phần quan trọng nhất là hemoglobin. Số lượng hồng cầu trong cơ thể người là rất lớn và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như thiếu hụt hồng cầu dẫn đến bệnh thiếu máu,…
Bạch cầu: Bạch cầu là những tế bào có chức năng chính là chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, nấm,… để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm. Bạch cầu được phân loại thành bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt, trong đó, bạch cầu hạt lại tiếp tục được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa base. Đối với bạch cầu không hạt, loại này cũng được chia thành 2 loại nhỏ hơn là bạch cầu mono và bạch cầu lympho.
Tiểu cầu: Đây là những mảnh tế bào không có nhân nằm rải rác trong máu và có màng ngoài bao bọc. Vai trò chính của tiểu cầu đối với cơ thể là tạo thành các cục máu đông để cầm máu.
Huyết tương: Thành phần cuối cùng có trong máu người là huyết tương có dạng chất dịch màu vàng nhạt hoặc đậm, cấu tạo gồm nước, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men,…
Nhóm máu cũng như cách phân loại nhóm máu cần dựa trên yếu tố chính là kháng nguyên trên màng hồng cầu. Kháng nguyên là các thụ thể có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch. Theo đó, cách phân loại nhóm máu chia thành 8 nhóm máu chính, tuy nhiên, số lượng nhóm máu thực sự được phát hiện ở người lên đến 36 nhóm máu.
Cách phân loại nhóm máu để làm gì? Phân loại nhóm máu có mục đích chính để truyền máu khi cần. Việc truyền máu là một thủ thuật y học giúp phục hồi lại lượng máu ban đầu cho cơ thể, đảm bảo các hoạt động sống và đưa đầy đủ oxy, chất dinh dưỡng đến các cơ quan, tế bào. Điều quan trọng trong thủ thuật này là người nhận máu phải được truyền đúng nhóm máu phù hợp vì nếu không, hệ thống miễn dịch sẽ bị kích hoạt và dẫn đến nhiều phản ứng, biến chứng nặng sau đó, thậm chí là tử vong.
Dựa trên cách phân loại nhóm máu bằng kháng nguyên ta có 2 hệ thống nhóm máu chính là hệ thống ABO và hệ thống Rh. Hai hệ thống nhóm máu này phân loại thành các nhóm máu cụ thể hơn cũng dựa trên đặc điểm, loại kháng nguyên được tìm thấy trên màng hồng cầu.
Theo đó, hệ thống nhóm máu ABO gồm có nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB, nhóm máu O còn hệ thống nhóm máu Rh gồm có nhóm máu Rh dương (+) và nhóm máu Rh âm (-).
Các gen của con người đa phần được nhận từ cha mẹ, chúng có khả năng nhận diện được kháng nguyên và protein có trong máu. Vì yếu tố này mà khi một người cần được truyền máu, đặc biệt là người có nhóm máu hiếm gặp thì cách tốt nhất là lấy máu từ cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người cùng chủng tộc, sắc tộc,… để truyền máu cho bệnh nhân.
Đối với đặc điểm di truyền, điển hình như nhóm máu cũng có xu hướng truyền theo mỗi nhóm sắc tộc khác nhau. Nhằm tăng khả năng tìm được nhóm máu phù hợp với người bệnh, các chuyên gia thường đề nghị nên kết hợp đánh giá sắc tộc giữa người nhận máu và người hiến máu để chẩn đoán nguy cơ phản ứng sau khi truyền, đồng thời thu thập thêm thông tin huyết học.
Tóm lại, cách phân biệt nhóm máu được sử dụng hiện nay là phân biệt dựa trên loại kháng nguyên được tìm thấy ở màng hồng cầu của người nhận và người hiến máu. Việc phân loại nhóm máu cụ thể có ý nghĩa trong cả việc nghiên cứu và ứng dụng trong y học để cứu người và giảm tối đa nguy cơ phản ứng theo chiều hướng xấu.
Như bạn đã biết, đến nay, con người có tổng cộng 36 nhóm máu nhưng trong đó chỉ có 8 nhóm máu được công nhận chính thức vì tính phổ biến cũng như mức độ quan trọng, ảnh hưởng qua lại của các nhóm máu này. Chúng được phân loại thành 2 hệ nhóm máu chính là hệ ABO và hệ Rh.
Hệ nhóm máu ABO gồm có 4 nhóm máu chính là:
Nhóm máu A: Có chứa kháng nguyên A trên màng hồng cầu và có kháng thể B được tìm thấy trong huyết thanh. Người có nhóm máu A có thể hiến máu cho người cùng nhóm máu với mình hoặc người mang nhóm máu AB. Đồng thời người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu được truyền từ người mang nhóm máu O.
Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A nên truyền được cho người cùng nhóm máu hoặc người có nhóm máu AB. Người mang nhóm máu B cũng có thể nhận máu từ người hiến mang nhóm máu O.
Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể A và B. Nhóm máu này có thể truyền được cho tất cả nhóm máu nhưng chỉ có thể nhận nhóm máu O.
Nhóm máu O: Không chứa kháng nguyên A và kháng nguyên B trên màng hồng cầu và có cả 2 kháng thể là A và B nên người mang nhóm máu này có thể truyền cho hầu hết các nhóm máu còn lại và chỉ nhận được máu từ người mang nhóm máu O.
Kháng nguyên D được tìm thấy trong hệ nhóm máu Rh có tính kích thích miễn dịch cao nhất trong các loại nhóm máu, bao gồm cả hệ ABO nên đây là hệ nhóm máu rất quan trọng. Hấu hết máu người đều có chứa kháng nguyên D trên màng hồng cầu gọi là Rh D(+) và người không có kháng nguyên D gọi là Rh D(-). Tỷ lệ người có nhóm máu Rh D(-) tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0.7% dân số, khá thấp và cũng là nhóm máu khá hiếm.
Người có nhóm máu Rh D(-) có thể truyền máu cho người mang nhóm máu Rh D(+) nhưng chỉ có thể nhận được máu từ người mang nhóm máu Rh D(-) nên việc tìm kiếm nguồn máu trong trường hợp khẩn cấp gặp rất nhiều khó khăn.
Hy vọng qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách phân loại nhóm máu cũng như các hệ nhóm máu và nhóm máu phổ biến hiện nay. Nếu phát hiện mình thuộc nhóm máu hiếm bạn nên chuẩn bị tinh thần cho trường hợp khẩn cấp và tốt nhất nên kiểm tra xem cha mẹ, anh chị em ruột, họ hàng,… có khả năng truyền máu cho mình hay không, đề phòng trường hợp không may xảy ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.