Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng mà bạn cần biết

Ngày 08/03/2021
Kích thước chữ

Thú cưng được nuôi trong nhà đều được mọi người chăm sóc kỹ càng, ôm ấp và âu yếm. Tuy nhiên, dù chăm kỹ đến đâu thì vẫn tồn tại nguy cơ nhiễm sán, vậy cách nào để phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng.

Hầu hết người nuôi thú cưng đều xem chúng như những thành viên trong gia đình và chăm sóc, âu yếm, ăn chung, ngủ cùng với thú cưng. Tất nhiên, ngoài những mặt tích cực về tinh thần, sức khỏe do thú cưng đem lại thì còn gặp nhiều vấn đề mà nhiều người không biết đến, điển hình là phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng.

Cách phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng mà bạn cần biết 1Thú cưng là một người bạn tinh thần không thể thiếu của mỗi gia đình.

Những bệnh ký sinh có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Nhiễm giun móc chó, mèo

Bệnh giun móc chó, mèo còn có tên là Ancylostoma braziliense, Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala. Đây là những loại giun móc ký sinh trong ruột của chó, mèo hoặc khỉ, thậm chí xuất hiện ký sinh ở những động vật ăn thịt khác như mèo rừng, hổ, báo,...

Đặc biệt, ấu trùng giun có thể tồn tại nhiều tuần, thậm chí kéo dài hàng tháng. Trường hợp nghiêm trọng nhất là ấu trùng giun có thể thoát ra thành mạch máu lên phổi và gây ra hội chứng Loeffler.

Hầu hết các trường hợp người bị lây nhiễm giun sán qua vật nuôi được chẩn đoán và xác định dựa vào những triệu chứng lâm sàng cũng như dấu hiệu dị ứng toàn thân.

Bệnh giun đũa chó, mèo

Bệnh giun đũa chó, mèo hay còn có tên là bệnh sán chó. Các loại giun này sẽ đẻ trứng và trứng theo phân đi ra ngoài môi trường. Sau từ 1 đến 2 tuần lễ, trứng bắt đầu hóa phôi, đây được xem là giai đoạn khả năng gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng.

Trẻ em, người nuôi động vật, người hay tiếp xúc với đất cát là những đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm giun sán từ thú cưng cao nhất. Vì đất và cát là nơi có trứng giun do các đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.

Bệnh nhân bị bệnh giun sán chó có biểu hiện gan to, sốt và xuất hiện các triệu chứng như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, tăng tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên.

Còn những trường hợp bị lây nhiễm sán chó nặng, người bệnh sẽ có các triệu chứng kéo dài tính theo năm, gặp các hội viêm nội nhãn, chứng viêm phổi và đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh cũng có thể xảy ra do sự di trú ấu trùng giun khiến bạch cầu trong máu tăng.

Ở tình trạng này, người chính là vật chủ. Lây nhiễm giun sán từ thú cưng xảy ra khi người mắc bệnh nuốt phải mẫu vật như đất, nước,… có chứa trứng giun. Những người nuốt phải trứng Toxocara, trứng sẽ nở ở ruột non sau đó giải phóng ấu trùng, lúc này ấu trùng chui qua thành ruột và đến gan. Từ gan ấu trùng sẽ đi qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các bộ phận khác như phổi, bao tử, mắt,... và nhiều vị trí khác gây ra tổn thương.

Cách phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng mà bạn cần biết 2Nếu không được vệ sinh thường xuyên, thú cưng có thể là nguồn lây những bệnh về giun sán.

Lây nhiễm trùng bào tử (Toxoplasma gondii)

Trên thực tế, đối với trùng bào tử thì con người chỉ là ký chủ tình cờ. Con người bị lây nhiễm trùng bào tử do vô tình nuốt phải trứng nang trong thịt chưa nấu, sữa hoặc máu của động vật bị nhiễm.

Ở thể nhẹ của bệnh, dấu hiệu xuất hiện như sốt cao, nổi hạch và mệt mỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự hồi phục mà không cần điều trị.

Còn với trường hợp bệnh nặng khi nhiễm số lượng lớn, ký sinh trùng sẽ tăng mạnh có thể gây tổn thương hoại tử khi ký sinh trùng phát tán theo đường máu có thể gây thể bệnh lan tỏa. Những tổn thương điển hình gặp phải ở mắt, não, thậm chí cả phổi và tim.

Trong trường hợp bị viêm não nặng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong sau đó. Do đó, cần phụ thuộc vào tình trạng để lựa chọn phương pháp chẩn đoán như phân lập giải phẫu bệnh lý, ký sinh trùng, chụp CT não, thử nghiệm bì,...

Nhiễm sán dải chó, mèo (Dipylidium caninum)

Một số loại bọ chét như Ct. felis, Ctenocephalides canis, Pulex irritans nuốt vào ruột, phôi móc sẽ phát triển thành nang ấu trùng có đuôi.

Trường hợp trẻ vô tình nuốt phải bọ chét có mang ấu trùng ở ruột non trong 20 ngày. Đối với trẻ em bị bệnh thường không có dấu hiệu đặc biệt, nếu có chỉ xuất hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Ngoài ra, nếu bị nhiễm sán dải trẻ sẽ bị mệt mỏi, ngứa ,nhức đầu, vùng hậu môn và có thể tiêu chảy hay bị dị ứng kèm theo.

Phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng

Phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng đối với con người

Để phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng cần tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức vệ sinh cộng đồng và vệ sinh cá nhân. Đặc biệt đối với chủ nuôi thú cưng.

Bảo vệ môi trường xung quanh sạch sẽ, không để động vật phóng uế.

Thực hiện vệ sinh môi trường đặc biệt ở những khu vực xuất hiện phân chó, mèo, những khu vực vui chơi công cộng.

Có lối sống lành mạnh như rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn, chỉ nên ăn thịt đã chín kỹ,...

Phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng đối với thú cưng 

Cách phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng mà bạn cần biết 3Tắm rửa thường xuyên là cách phòng tránh lây nhiễm giun sáng từ thú cưng.

Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên bằng các loại sữa tắm dành riêng cho vật nuôi giúp loại bỏ giun, sán và các loại ngoại ký sinh.

Tẩy giun cho thú cưng ngay từ 3 tuần tuổi, sau đó tẩy giun nhắc lại khoảng 3 lần cách nhau 2 tuần. Sau đó 6 tháng cần thực hiện việc tẩy giun cho thú cưng 1 lần.

Phòng tránh lây nhiễm giun sán từ thú cưng là việc rất quan trọng đối với những người nuôi động vật. Việc làm này nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Nếu có những triệu chứng bất thường nghi ngờ liên quan đến giun sán, cần đến ngay bệnh viện để được tham khám và điều trị.

Bảo Hân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:nhiễm giun sán