Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu. Lúc này bạn nên sử dụng ngay những phương pháp sơ cứu để làm giảm các triệu chứng và giúp bạn tránh bị vi khuẩn tấn công và đợi đến khi đến bác sĩ để được cứu chữa.
Sau khi phát hiện người thân bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần thực hiện ngay những phương pháp sơ cứu tại nhà để giúp cho người bệnh giảm nhanh những triệu chứng và loại bớt một số độc tố trong cơ thể. Bài viết chia sẻ 3 phương pháp mà bạn có thể áp dụng nhanh và dễ dàng tại nhà.
Khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, điều quan trọng là hãy để cơ thể tuân theo phản ứng tự nhiên như nôn ói, tiêu chảy để làm sạch đường tiêu hóa nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại. Tuy nhiên nếu người bệnh không thể nôn ngay lập tức những thức ăn gây ngộ độc trong cơ thể thì chúng ta có thể kích thích bằng một số phương pháp sau:
Rửa sạch tay rồi đặt vào cổ họng để kích thích gây nôn hoặc sử dụng nước mù tạt, ngoái họng bằng lông gà, cạo mùn thớt rồi pha nước uống. Chúng ta nên cố gắng nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
Cần ép trẻ nôn hết thức ăn ra ngoài bằng cách để đầu trẻ cúi xuống để tránh bị sặc, sau đó bạn mở miệng trẻ và đưa ngón tay trỏ và ngón giữa vào miệng nạn nhân. Ba nên rửa tay sạch sẽ trước khi làm việc này, sau đó trượt hai đầu ngón tay dọc theo lưỡi cho tới phía trong cổ họng, chạm vào lưỡi gà để kích thích trẻ nôn. Khi trẻ bắt đầu co giật và nôn ra bạn nên cho trẻ hướng vào dụng cụ nôn đã chuẩn bị trước đó.
Tuy nhiên với những trường hợp bị ngộ độc nặng và rơi vào trạng thái hôn mê thì chúng ta không nên thực hiện những phương pháp kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở, thay vào đó hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay những cơ sở y tế gần nhất.
Sau khi kích thích nôn và tiêu chảy thì người bệnh sẽ dễ bị mất nước vì vậy chúng ta cần bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc uống nước gạo rang. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn phương pháp bù chất điện giải bằng dung dịch oresol thì cần chú ý những điều sau:
Trà gừng: Là liều thuốc dùng để điều trị ngộ độc thực phẩm được ông bà chúng ta áp dụng từ ngày xưa và được lưu truyền cho đến tận bây giờ. Trà gừng có công dụng thần kỳ giúp làm dịu dạ dày và đường tiêu hóa với tính kháng khuẩn giúp bảo vệ thành dạ dày khỏi axit, chống lại các mầm bệnh đồng thời loại bỏ độc tố từ thức ăn. Với trẻ em thì sẽ cảm thấy trà gừng hơi khó uống thì mẹ có thể pha chế hỗn trà gừng cùng mật ong để tạo vị ngọt cho bé, hoặc thậm chí nếu là người lớn thì tốt nhất là nhai gừng sống.
Giấm táo: Có tác dụng trong việc kháng khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể đào thải thức ăn và độc tố từ thức ăn nhanh chóng. Đặc tính chống viêm, chống virus, chống vi khuẩn của giấm táo có hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị ngộ độc thực phẩm. Trộn 2 muỗng giấm táo với 1 cốc nước và dùng dần trong ngày sẽ giúp làm sạch dạ dày, giúp những triệu chứng ngộ độc thực phẩm được giảm bớt.
Tỏi: Là một gia vị vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, và tuyệt vời hơn đây cũng là 1 vị thuốc chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Nhờ những thành phần chống vi khuẩn, chống nấm và kháng virus, tỏi có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong dạ dày. Ngay khi bị ngộ độc bạn hãy ăn ngay 1-2 tép tỏi để đẩy nhanh quá trình thải các độc tố ra bên ngoài, giảm những triệu chứng đau bụng co thắt. Hoặc bạn có thể giã tỏi pha với nước ấm, uống từng ngụm nhỏ để thư giãn các dây thần kinh và cơ thể.
Ngộ độc thực phẩm khiến chúng ta bị nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt và đau bụng... sẽ làm cho cơ thể mỏi mệt và suy nhược. Lúc này bạn hãy để dạ dày của bạn trở lại trạng thái ổn định vì thế nên tránh ăn uống hoàn toàn trong vài giờ. Chỉ nên sử dụng những loại nước uống để bù nước cũng như loại bỏ bớt những độc tố cơ thể, tuy nhiên không được cho người bệnh uống nước muối vì có thể gây thủng dạ dày.
Một điều lưu ý quan trọng rằng chúng ta tuyệt đối không được sử dụng bất kì loại thuốc nào để chữa trị ngộ độc thực phẩm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và chữa trị là phương pháp hiệu quả nhất.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.