Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng và những điều cần lưu ý

Ngày 23/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gừng là loại dược liệu được dân gian ứng dụng nhiều trong điều trị ho ngứa cổ họng. Chính vì mang trong mình tính ấm, vị cay mà gừng có tác dụng xoa dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng. Vì vậy cùng tham khảo cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng hiệu quả sau đây nhé.

Gừng có nhiều công dụng, vậy cách dùng gừng để trị ho ngứa cổ họng như thế nào? Có những lưu ý gì? Mời các bạn tìm hiểu những thông tin về cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng trong bài viết này nhé! 

Nguyên nhân bị ho ngứa cổ họng

Ho ngứa cổ họng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể là do bệnh lý nhẹ nhưng cũng cần cẩn thận đối với các bệnh lý nặng vì nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ gây nguy hiểm tính mạng.

Ngứa cổ họng dẫn đến ho, khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Triệu chứng ngứa cổ họng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân phổ biến như:

Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng và những điều cần lưu ý 1

Biểu hiện ho ngứa cổ họng là cảm giác ngứa ở cuống họng, có thể kèm theo ho

Khi nào nên đi khám do bị ho ngứa cổ họng?

Nếu dùng cách chữa ho ngứa cổ họng tự nhiên mà triệu chứng không thuyên giảm hoặc còn kèm theo các triệu chứng bất thường như: Sốt, khó thở, khó nuốt, thở khò khè, ho nhiều hơn, sưng mặt,… thì nên đi khám bác sĩ sớm. Nguyên nhân có thể là do bệnh lý gây ra do đó cần chẩn đoán và điều trị tận gốc mới có thể giảm ho ngứa cổ họng.

Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc cải thiện chứng ho ngứa họng như: Thuốc chống dị ứng, thuốc xịt mũi, các loại viên ngậm…Nhất định không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa xác định được nguyên nhân và có chỉ định dùng của bác sĩ.

Nên hạn chế các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, dùng cafein và uống nhiều rượu bia, không giữ ấm tốt cho cơ thể, tiếp xúc nhiều với môi trường không khí ô nhiễm.

Vai trò của nước gừng trong điều trị ho

Bên cạnh công dụng làm gia vị góp phần tạo ra những món ăn thơm ngon, gừng còn có khả năng điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, viêm nhiễm như: Viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, ho…

Theo Đông y, gừng mang trong mình tính ấm, vị cay giúp điều trị ho, khử phong tán hàn, giữ ấm cơ thể, chữa đau đầu, làm tiêu đờm, đào thải độc tố, kích thích hệ tiêu hóa và hạ sốt, xoa dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng, giảm ngứa, giảm đau rát cổ họng và thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương.

Theo y học hiện đại, gừng mang một lượng lớn tinh dầu như: Phellandrene, borneol, zingiberol, chavicol, capsaicin, nonanal, citral, zingiberene, methyheptenone… có tác dụng điều trị ho, giúp người bệnh giảm ngứa họng và các vấn đề khác liên quan đến bệnh ho hay viêm họng. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng cường tuần hoàn tiết dịch, chống buồn nôn và nôn ói, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh.

Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng và những điều cần lưu ý 2

Gừng giúp trị ho ngứa cổ họng

Các cách trị ho bằng gừng hiệu quả

Gừng kết hợp với đường phèn

Nguyên liệu: Gừng tươi, đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước;
  • Thái thành từng lát mỏng;
  • Cho gừng vào chén cùng với đường phèn và chưng cách thủy hỗn hợp trong 15 phút;
  • Để nguội, lấy phần nước uống và ngậm gừng khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Gừng kết hợp muối trong điều trị ho ngứa cổ họng

Nguyên liệu: 1 củ gừng nhỏ và muối hạt.

Cách thực hiện 1

  • Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước;
  • Thái thành từng lát mỏng;
  • Cho gừng và một ít muối vào nồi, thêm 400ml nước lọc;
  • Đun với lửa nhỏ đến khi lượng nước còn lại khoảng 200ml;
  • Để nguội bớt, lọc lấy phần nước gừng để uống 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ).

Cách thực hiện 2

  • Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước;
  • Thái thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nhuyễn cùng với 5 g muối hạt;
  • Cho hỗn hợp gừng và muối vào nồi, thêm 400ml nước ấm, đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong 10 phút;
  • Để nguội bớt, sử dụng bằng cách ngậm và nuốt từ từ hỗn hợp gừng và muối;
  • Dùng 2 lần/ngày (tốt nhất là sáng và tối trước khi ngủ).

Gừng kết hợp mật ong

Nguyên liệu: 5 củ gừng tươi và mật ong.

Cách thực hiện:

  • Mang gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước;
  • Thái gừng thành từng lát mỏng;
  • Cho gừng vào lọ thủy tinh có nắp đậy và rót mật ong cho ngập lượng gừng;
  • Đậy kính nắp và bảo quản tại nơi khô ráo đến khi gừng se quắt lại là có thể dùng được;
  • Người lớn: Ngậm trực tiếp gừng và với mật ong trong miệng. Sau đó nhai và nuốt;
  • Trẻ em: Phá với nước ấm để dùng và uống khi ngủ dậy;
  • Nên sử dụng 1 lần/ngày trong 3 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Gừng ngâm mật ong không được khuyến cáo sử dụng đối với trẻ em dưới 1 tuổi, bởi mật ong còn chứa một số hoạt chất có khả năng tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sử dụng đường phèn thay thế cho mật ong để trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi. 

Trị ho ngứa cổ họng bằng gừng, chanh tươi và lá me

Nguyên liệu: 1 củ gừng nhỏ, lá me, chanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước, thái gừng thành từng lát mỏng;
  • Lá me rửa sạch, để ráo nước;
  • Chanh lấy phần nước cốt;
  • Cho gừng và lá me vào nồi cùng với 500ml nước lọc, đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa;
  • Thêm nước cốt chanh và đường vào, khuấy đều;
  • Uống ngay khi còn ấm;
  • Người bệnh sử dụng 1 lần/ngày cho đến khi triệu chứng có dấu hiệu giảm.
Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng và những điều cần lưu ý 3Gừng có thể kết hợp với chanh tươi để trị ho

Điều trị ho ngứa cổ họng bằng trà gừng

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, ½ quả chanh, 5 lá bạc hà, 20 g mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Chanh lấy phần nước cốt;
  • Gừng mang đi gạo bỏ phần vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng;
  • Lá bạc hà rửa sạch và để cho ráo nước;
  • Cho gừng vào cối, giã nhuyễn;
  • Cho gừng đã giã cùng với lá bạc hà vào tách trà;
  • Rót thêm 300ml nước đun sôi vào cùng, hãm gừng và lá bạc hà trong 20 phút;
  • Thêm mật ong và nước cốt chanh vào trà gừng và khuấy đều;
  • Uống khi còn ấm;
  • Người bệnh nên sử dụng trà gừng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ) trong 4 – 5 ngày để đạt hiệu quả.

Một vài cách giảm ho ngứa cổ họng khác từ gừng

Nhai trực tiếp gừng sống giúp giảm ho và cảm lạnh. Nên nhai một vài lát gừng sống ít nhất 2 - 3 lần/ngày nếu chịu được vị cay nóng của gừng thì mới dùng cách này.

Kẹo gừng: Có thể mua ở các cửa hàng tạp hóa. Nhai khoảng 3 viên kẹo mỗi ngày để làm dịu cổ họng và cũng giúp giảm ho.

Bột gừng: Thêm bột gừng vào thức ăn rất có lợi cho cơ thể để chống lại các triệu chứng ho ngứa cổ họng. Chỉ cần thêm khoảng 2 thìa cà phê bột này vào thức ăn trong khi nấu nướng.

Lưu ý khi áp dụng cách trị ho bằng gừng

Các cách trị ho bằng gừng dễ thực hiện tại nhà, tương đối lành tính và có thể sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Cách chữa ho bằng gừng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tác dụng chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
  • Không sử dụng bài thuốc từ gừng cho các bệnh nhân có viêm loét dạ dày, sỏi mật, viêm gan, viêm loét tá tràng, cao huyết áp, tiểu đường và có bệnh lý tim mạch.
  • Không lạm dụng các cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng tránh bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Không nên dùng trị các chứng ho kèm sốt cao. Nên sử dụng trong các trường hợp ho do lạnh, cảm lạnh, dị ứng.
  • Các bài thuốc từ gừng thường có vị cay nên không thích hợp với trẻ nhỏ. Có thể thêm một chút đường phèn hoặc mật ong. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Không nên lạm dụng gừng với phụ nữ mang thai. Sử dụng lâu ngày hoặc quá liều lượng có thể dẫn đến chảy máu bất thường, ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.
  • Gừng còn có tác dụng chống đông máu, chống chỉ định sử dụng cùng các thuốc như Aspirin, coumarin,… 
  • Kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh để nhanh chóng đạt hiệu quả điều trị.
  • Điều quan trọng là không nên sử dụng gừng để thay thế các loại thuốc trị ho ngứa cổ họng, cảm lạnh, cúm hay kháng sinh do bác sĩ chỉ định.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cũng như lưu ý khi sử dụng gừng trị ho ngứa cổ họng. Hy vọng giúp cho bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về cách dùng để có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng.

Xem thêm: Cách làm siro trị ho tại nhà và những điều cần lưu ý

Ánh Tuyết

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Trị hoGừng