Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách trị mụn nhọt ở chân và những lưu ý cần biết khi điều trị

Ngày 24/02/2023
Kích thước chữ

Mụn nhọt ở chân là tình trạng da bị tổn thương biểu hiện với những nốt mụn viêm nhỏ có chứa mủ trắng. Nó có thể xuất hiện ngay cả ở người lớn và trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị đúng cách vùng da của bạn có thể sẽ xuất hiện những vết sẹo đậm màu.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các cách trị mụn nhọt chân kèm theo những thông tin lưu ý cần biết khi điều trị. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!

Mụn nhọt ở chân là gì và triệu chứng như thế nào?

Mụn nhọt chân là những nốt sưng, đỏ và đau do tình trạng viêm nang lông gây ra với một số biểu hiện phổ biến sau:

  • Các nốt mụn nhỏ, đỏ hoặc trắng trên da chân.
  • Đau hoặc khó chịu khi chạm vào nốt mụn.
  • Cảm giác ngứa hoặc châm chích trên da chân.
  • Có thể thấy mủ hoặc chất dịch từ nốt mụn.
  • Da xung quanh nốt mụn có thể sưng đau hoặc viêm.
  • Nếu mụn nhọt ở chân do nhiễm trùng da, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và các triệu chứng khác của bệnh.

Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng loại mụn nhọt ở chân và nên được xác định chính xác bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Trị mụn nhọt ở chân và những lưu ý cần biết khi điều trị 1

Mụn nhọt chân gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở chân

Các nguyên nhân khiến mụn nhọt xuất hiện ở chân bao gồm:

  • Vi khuẩn và sự lây lan: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các lỗ chân lông và gây nên sự hình thành của mụn nhọt điển hình là vi khuẩn tụ cầu vàng. Nếu không được điều trị kịp thời, mụn nhọt có thể lây lan và khiến cho tình trạng da trở nên trầm trọng.
  • Tình trạng tuyến mồ hôi tay và chân phát triển hoạt động quá mức gây tồn đọng bã nhờn bên trong lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. 
  • Ma sát giữa bàn chân và giày dép hoặc giữa bắp chân và quần áo có thể gây tổn thương da và phát sinh mụn nhọt, mụn nước. 
  • Không vệ sinh da chân thường xuyên dẫn đến bụi bẩn và mồ hôi không được loại bỏ hoàn toàn, cộng với việc tăng tiết mồ hôi quá mức là nguyên nhân khiến mụn nhọt xuất hiện. 
  • Tẩy lông chân bằng dao cạo có thể gây trầy xước da và xâm nhập vi khuẩn vào những vết xước, dẫn đến phát sinh mụn nhọt.t
Trị mụn nhọt ở chân và những lưu ý cần biết khi điều trị 2 Tẩy lông có thể dẫn đến viêm nang lông gây mụn nhọt

Mụn nhọt ở chân có gây nguy hiểm không

Mặc dù mụn nhọt ở chân thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nhọt có thể tăng kích thước và trở thành áp xe. Ngoài ra, sự chủ quan trong việc không điều trị mụn nhọt cũng có thể gây tổn thương da và để lại các vết sẹo đậm màu, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. 

Do đó, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng của mụn nhọt ở chân, hãy nhanh chóng tìm kiếm cách điều trị hiệu quả để ngăn ngừa các tác hại tiềm ẩn.

Các cách trị mụn nhọt ở chân hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị mụn nhọt ở chân 

Để điều trị mụn nhọt ở chân, có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân:

  • Thuốc sát trùng (như Hydrogen peroxide hoặc Povidone iodine) thường được sử dụng để xử lý các nhọt nhỏ và giúp ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn. 
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ (như Erythromycin 4%, Benzoyl peroxide, Clindamycin 1%) có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng, làm se cồi mụn, tránh lây lan khi những nhọt này quá lớn hoặc khó điều trị.
  • Thuốc kháng sinh đường uống (như Cephalexin, Amoxicillin, hoặc Flucloxacillin) cũng có thể được sử dụng. 
  • Thuốc giảm đaunhư Acetaminophen hoặc Aspirin cũng có thể được kê đơn để giảm đau và hỗ trợ điều trị. 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở chân cần sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, không tự ý dùng thuốc tại nhà. Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý thận trọng và tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Trị mụn nhọt ở chân bằng nguyên liệu thiên nhiên

Nếu bạn bị mụn ở chân mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn mới nổi mụn, phương pháp điều trị tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên là một lựa chọn an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên liệu được ưa chuộng để trị mụn nhọt ở chân:

Tinh dầu tràm trà

Có công dụng kháng khuẩn, chống nấm và giảm viêm tốt, giúp ngăn chặn sự tấn công và lây lan của vi khuẩn. Hoạt chất chống oxy hóa cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng thâm do mụn nhọt để lại. 

Cách thực hiện: Sử dụng tăm bông và chấm tinh dầu trà lên nốt mụn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da chân bị nổi mụn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên pha loãng tinh dầu tràm trà với một chút nước lọc để giảm độ kích ứng.

Nghệ

Nghệ có vô số công dụng tuyệt vời cho làn da, với thành phần curcumin được ví như “hoạt chất vàng” để trị mụn nhọt. Điều trị nổi mụn ở chân bằng nghệ cũng sẽ hạn chế được tình trạng sẹo và thâm sau khi khỏi.

Cách thực hiện: Trộn đều bột nghệ với nước theo tỷ lệ 1:1, thoa trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị nhọt 2 – 3 lần/ ngày. Sau 15 – 20 phút rửa lại và để cho da khô ráo.

Nha đam

Sử dụng nha đam cho vùng da bị mụn nhọt sẽ giúp làm mát, giảm sưng và viêm do mụn nhọt.

Cách thực hiện: Sau khi đã rửa sạch và lau khô vùng da bị mụn nhọt, sử dụng gel nha đam thoa lên nốt mụn nhọt 2 lần/ ngày và rửa lại sau 15 – 20 phút.

Trị mụn nhọt ở chân và những lưu ý cần biết khi điều trị 3 Sử dụng nha đam trị mụn nhọt ở chân

Lưu ý: Các thảo dược thiên nhiên thường có độ an toàn cao và được ưa chuộng trong điều trị mụn nhọt ở chân. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ, bạn cần vệ sinh kỹ nguyên liệu và vùng da trước khi áp dụng. Việc sử dụng thảo dược chưa được làm sạch hoặc không đúng cách có thể gây bội nhiễm và khiến triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy chú ý và thực hiện các biện pháp vệ sinh cẩn thận để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị mụn nhọt ở chân bằng các phương pháp tự nhiên.

Phòng ngừa mụn nhọt ở chân tái phát

Để ngăn ngừa tình trạng tái phát mụn nhọt ở chân và tránh tổn thương da cũng như hình thành sẹo lớn, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể 2 lần/ngày, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nóng nực để giảm bớt tình trạng mồ hôi và bụi bẩn trên da.
  • Chọn quần áo và giày dép thoải mái, không quá chật và cấu trúc thoáng khí để tránh tạo sự ma sát và kích thích tăng tiết mồ hôi.
  • Hạn chế việc gãi ngứa trên vùng da chân. Vi khuẩn có thể lây lan qua những vết xước trên da và gây nhiễm trùng.
  • Tránh tiếp xúc với mụn nước hoặc mụn mủ của người khác. Vi khuẩn có thể truyền qua tiếp xúc và gây phát sinh các vấn đề tiêu cực.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, không gian sống, đặc biệt là mền, gối, chăn, để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cách trị mụn nhọt ở chân mang lại hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn đọc có thể áp dụng để trị mụn nhọt chân an toàn.

Xem thêm:

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin