Cách vệ sinh kính cận khoa học và một số điều bạn cần biết
Ngày 04/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến hiện nay, đặc biệt độ tuổi mắc cận thị ngày càng nhỏ. Giải pháp lúc này là đo độ cận và mang kính để nhìn thấy mọi vật rõ hơn. Vậy cách vệ sinh kính cận như thế nào là câu hỏi được đặt ra.
Số lượng người trẻ mắc cận thị ngày càng cao bởi nhiều yếu tố trong đó đa phần là do cách chăm sóc mắt và sinh hoạt chưa hợp lý. Lúc này người bị cận thị buộc phải đo mắt, cắt kính để có thể quan sát mọi vật rõ ràng hơn. Trong quá trình sử dụng kính, việc vệ sinh tròng kính cực kỳ quan trọng. Vậy cách vệ sinh kính cận thế nào là khoa học?
Cận thị và những điều cần biết
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt khiến mắt nhìn bị kém, không rõ ràng. Người bị cận nếu nhìn bất kỳ vật hay người nào ở khoảng cách xa thường bị mờ và chỉ có thể lại gần mới thấy rõ. Nguyên nhân gây ra tật cận thị đa phần do hành vi sinh hoạt, học tập không đúng cách. Ví dụ như đọc sách, làm việc trong điều kiện ánh sáng kém về lâu dài sẽ khiến bạn bị cận. Ngoài ra khi tiếp xúc liên tục với các thiết bị điện tử, ngồi tư thế học, viết không đúng tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự điều tiết của mắt.
Trước khi tìm hiểu về cách vệ sinh kính cận, ta cùng nắm một số dấu hiệu:
Nhìn mờ, nhìn không rõ vật ở xa, thường xuyên nheo mắt, khó nhìn thấy vào ban đêm.
Khi xem tivi phải nhìn gần mới xem được, dễ đọc nhầm chữ, đọc sách phải cúi gằm mặt, thường cay mắt hoặc nhức đầu.
Cận thị thực sự ngày càng phổ biến, đặc biệt đối tượng học sinh, sinh viên luôn là nhóm người dễ mắc tật khúc xạ này hơn cả. Một số bất lợi mà người cận thị thường gặp như:
Ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt: Trong học tập, người cận thị có tầm nhìn kém và thường xuyên bỏ sót, nhầm chữ khi đọc. Đặc biệt khi sinh hoạt ở ngoài trời, người bị cận thường khó nhìn xa nên gây ra nhiều bất tiện.
Gây nhược thị và lé: Khi còn nhỏ tuổi, hệ thống thị giác của bé đang phát triển và nếu gặp cận thị mà không kịp thời phát hiện có thể gây nhược thị và lé. Quá trình chữa trị nhược thị hay mắt lé mất rất nhiều thời gian.
Chọn kính cận sao cho khoa học
Có hai nguyên tắc quan trọng khi khắc phục tật cận thị với phương pháp đeo kính đó là chọn tròng kính, gọng kính phù hợp và có cách vệ sinh kính cận tốt. Vậy cần phải chọn kính cận như thế nào?
Chọn tròng kính phù hợp với độ cận của bản thân
Khi đeo kính nhẹ hơn độ, mắt phải điều tiết nhiều từ đó gây ra tình trạng mỏi mắt, đau mắt. Khi đeo kính nặng hơn độ, mắt sẽ không kịp thích nghi từ đó bạn sẽ lập tức bị choáng và đau đầu khi đeo lâu. Tốt nhất hãy đến cơ sở khám và cắt kính uy tín để chọn tròng kính tương thích với độ cận.
Đặc biệt hiện nay tròng kính được sản xuất rất đa dạng với chất lượng tốt. Bạn nên cân nhắc chọn loại tròng có tính năng hữu dụng với bản thân:
Tròng kính cận giảm xước: Những ai đang bị cận nhẹ, không đeo kính thường xuyên và phải bỏ kính ra nhiều lần thì tròng kính rất dễ bị xước. Vậy nên đây là tròng kính phù hợp để hạn chế khả năng trầy xước.
Tròng kính cận phản quang: Loại tròng này có chức năng giảm chói mắt bởi lớp phản quang phủ bên ngoài.
Tròng kính ánh sáng xanh: Đây là tròng kính mắt cao cấp, tích hợp tính năng giảm chói, hạn chế trầy xước, lọc ánh sáng xanh gây hại.
Chọn gọng kính hợp với dáng mặt
Thực tế khi đeo kính cận vào nó có thể ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của bạn. Vậy nên cần cân nhắc chọn chất liệu gọng phù hợp như nhựa hay kim loại, kiểu dáng gọng vuông hay tròn hoặc hình oval. Ngoài ra nên chọn loại kính đến từ thương hiệu uy tín để giúp bản thân chọn được gọng kính bền, đẹp.
Cách vệ sinh kính cận khoa học
Vệ sinh kính cận là điều nên làm thường xuyên để bảo vệ mắt và giúp tầm nhìn rõ ràng hơn. Thoạt nghe công việc này rất đơn giản nhưng thực tế có nhiều người đang vệ sinh kính sai. Bạn nên nắm một số cách vệ sinh khoa học sau:
Lau kính
Lau kính cùng vải mềm thật nhẹ nhàng giúp kính loại bỏ được bụi bặm mà không lo sợ bị trầy xước hay giảm độ hiển thị. Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc bởi chúng có thể làm mờ kính, gãy gọng kính.
Rửa kính
Nên dùng xà phòng dịu nhẹ hay nước rửa kính chuyên dụng để có thể giúp làm sạch bề mặt kính tốt nhất. Ban đầu bạn nên rửa kính với nước sạch, có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước để tạp chất, bụi bẩn dần trôi đi. Sau đó hãy dùng nước xà phòng dịu nhẹ hay dung dịch rửa kính tráng lên bề mặt kính rồi rửa lại bằng nước. Dùng khăn mềm lau khô tròng kính, gọng kính.
Một trong những sai lầm khi rửa kính là dùng nước khử trùng tay, nước rửa chén, sữa tắm để làm sạch kính. Bởi các chất làm sạch ở sản phẩm này sẽ khiến tròng kính dễ bị mòn. Chưa kể nếu lau chúng không sạch, mắt bạn cũng bị ảnh hưởng.
Trên đây là những chia sẻ về cách vệ sinh kính cận. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tật khúc xạ này và có cho bản thân cách làm sạch kính và chọn kính phù hợp nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.