Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chán nản mệt mỏi là một tình trạng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng do những suy nghĩ tiêu cực và ý định tự tử của người bệnh. Việc nhận biết tình trạng chán nản mệt mỏi sẽ giúp chính bạn và những người xung quanh có hướng xử lý kịp thời.
Bạn có thể cảm thấy chán nản mệt mỏi khi bị mắc kẹt trong một công việc không yêu thích, khi gánh nặng tài chính trở nên quá lớn hoặc khi đối diện với những đổ vỡ trong các tình trạng quan hệ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng trên và cách vượt qua nhé.
Cảm giác chán nản mệt mỏi có thể là những dấu hiệu của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, để xác định liệu những dấu hiệu này có phải do trầm cảm gây ra hay không, cần phải được chẩn đoán bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), trầm cảm (depression) là một loại rối loạn tâm trạng phổ biến, người mắc thường cảm thấy buồn bã, trầm uất, có thể kèm theo hoặc không kèm theo triệu chứng khóc. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến rối loạn trầm cảm:
Trong trường hợp tình trạng mệt mỏi chán nản của bạn không liên quan đến các rối loạn hay bệnh lý, một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn gặp tình trạng này bao gồm:
Đôi khi, cảm giác chán nản trong cuộc sống xuất phát từ việc có quá nhiều thời gian nhàn rỗi. Trong tình huống này, bạn nên lên kế hoạch cho những hoạt động yêu thích và có ý nghĩa. Một cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn cảm thấy năng động hơn.
Sức khỏe yếu cũng là một nguyên nhân dẫn đến cảm giác chán nản và mệt mỏi. Khi cơ thể cạn kiệt năng lượng, bạn sẽ cảm thấy không đủ sức để thực hiện nhiều công việc mình mong muốn, kéo theo tâm trạng trở nên tiêu cực. Hơn nữa, tâm trạng của bạn sẽ càng tệ hơn khi gặp nhiều chuyện không như ý trong ngày.
Chúng ta ai cũng từng bị tổn thương bởi người khác. Càng chân thành, sự tổn thương càng sâu. Nhiều người cảm thấy khó vượt qua tổn thương, dẫn đến chán nản mệt mỏi với mọi thứ xung quanh. Bạn cũng có thể gặp phải tình cảnh này khi ở trong một mối quan hệ toxic cho chính bản thân bạn.
Đừng nghĩ rằng những người "sở hữu mọi thứ" luôn sống đủ và hạnh phúc. Đôi khi họ cũng phải đối diện với những nỗi đau giống như những người thiếu thốn, lạc lõng. Họ có thể không biết mình thực sự muốn gì, dẫn đến cảm giác không bao giờ đủ. Đây là triệu chứng phổ biến ở những người có cuộc sống dường như hoàn hảo hoặc những người chịu ảnh hưởng từ hội chứng sợ bỏ lỡ được gọi là FOMO.
Thất bại không chỉ là một điểm kết thúc mà còn là một bước đệm quan trọng trên con đường đến thành công. Nếu biết học hỏi và rút ra những bài học quý báu từ những thất bại, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có thể tiến xa hơn trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, mỗi thất bại của bạn đều là một cơ hội phát triển bản thân và tạo ra những bước tiến mới.
Khi cảm thấy chán nản mệt mỏi, có một số cách bạn có thể thử áp dụng để vượt qua:
Thay vì lãng phí thời gian vào những hoạt động không mang lại giá trị, hãy tập trung vào những mục tiêu quan trọng của cuộc đời:
Tâm trạng chán nản mệt mỏi có thể mang lại hành động tiêu cực khi bạn cảm thấy "muốn làm điều gì đó". Đây là cơ hội tuyệt vời để bắt đầu thực hiện những việc mà bạn đã từng trì hoãn. Dưới đây là một số gợi ý từ Long Châu cho những hoạt động bạn có thể thực hiện khi cảm thấy chán nản mệt mỏi:
Để nhận biết và hiểu rõ hơn về sự chán nản, việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức hay self-awareness, là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian để trả lời câu hỏi sau:
Mong rằng những thông tin trên các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng và cách phục hồi khi cơ thể chán nản mệt mỏi. Dù không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết và xử lý, nhưng việc hiểu rõ về cảm giác này là một phần quan trọng của việc chăm sóc tâm trí và sức khỏe tinh thần. Khi chúng ta gặp tình trạng này, dường như mọi thứ xung quanh trở nên khó khăn và tẻ nhạt hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, mối quan hệ và chất lượng cuộc sống nói chung.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.