Chàm bội nhiễm là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh chàm, hậu quả là da của bệnh nhân bị bong tróc, ngứa ngáy, kèm theo đó là sốt cao, mệt mỏi,… Bệnh không có cách chữa dứt điểm nhưng chúng ta có thể kiềm chế bệnh hiệu quả ngay khi nó vừa khởi phát.
Tìm hiểu chung về bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em
Chàm bội nhiễm ở trẻ em là gì?
Chàm bội nhiễm ở trẻ em là căn bệnh ngoài da. Trẻ lên một thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh này. Khi đó, vùng da nhiễm chàm sẽ bị khô, đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu, thậm chí còn mắc nứt, chảy dịch và đóng vảy.
Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em thường xuất hiện phía trên mặt
Cha mẹ không khó để xác định dấu hiệu bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em vì biểu hiện bệnh này ở trẻ em cũng giống như người lớn, thường xuất hiện phía trên mặt, cổ rồi lan đến khu vực trán, má, cằm.
Nhiều trường hợp chàm bội nhiễm xuất hiện ở kẽ chân, nách, nếp gấp của đầu gối. Lúc khởi phát, trên da bé xuất hiện các mảng phát ban màu đỏ và xù xì như vảy cá. Các mụn nước li ti xuất hiện, vùng da mắc bệnh sẽ ửng đỏ và gây ngứa ngáy, đau nhức da. Sau thời gian, các nốt mụn nước này sẽ bị vỡ ra và đóng vảy. Trong thời này, có trẻ bị sốt cao, nhiễm trùng toàn thân. Chính vì vậy, việc chữa bệnh cần được tiến hành sớm để tránh nguy cơ trẻ
nhiễm trùng máu, gây tử vong.
Với những trẻ chưa biết nói, cha mẹ nên chú ý quan sát bệnh dựa trên một số dấu hiệu kể trên cũng như tình trạng quấy khóc, bỏ bú, chậm tăng cân, ngủ không ngon, hoặc vặn mình… để kịp thời xử lý.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm
Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm có thể phát sinh từ nhiều yếu tố, trong đó sự tấn công của hai loại virus Herpes 1 và 2 là nguyên nhân phổ biến nhất. Sau khi bị virus tấn công, chàm bội nhiễm có thể bùng phát sau 5 – 12 ngày và bắt đầu xuất hiện triệu chứng rõ rệt.
Có 5 giai đoạn phát triển của bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em như sau:
-
Giai đoạn đầu: Xuất hiện màng đỏ nhô lên khỏi da, tiếp sau đó là các hạt nhỏ màu hơi trắng hình thành mụn nước.
-
Giai đoạn 2: Trên vùng da đỏ, mụn nước nổi li ti, thậm chí kết lại với nhau thành mụn nước khá lớn. Những mụn nước này có chứa dịch ở trong, xếp thành các mảng dày đặc.
-
Giai đoạn 3: Sau một thời gian xuất hiện thì những mụn nước này bị vỡ (do bệnh nhân gãy hoặc có thể là bị vỡ tự nhiên). Khi trên da xuất hiện nhiều mảng chàm lỗ chỗ thì chính là giai đoạn rất dễ dẫn tới bội nhiễm.
-
Giai đoạn 4: Sự xuất tiết giảm, lúc chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau khi khô, trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày, lớp vảy tiết khô sẽ bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.
-
Giai đoạn 5: Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hay vụn như cám. Da dày lên và tăng sắc tố do chàm.
Nếu được kiểm soát tốt, kịp thời thì bệnh chàm bội nhiễm sẽ không gây nguy hiểm
Biến chứng của bệnh chàm bội nhiễm
Nếu được kiểm soát tốt, kịp thời thì bệnh chàm bội nhiễm sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài, diễn tiến nặng sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:
-
Sẹo vĩnh viễn do các mụn nước lớn gây ra;
-
Viêm giác mạc và có thể gây mù lòa;
-
Tổn thương nội tạng;
-
Có thể gây tử vong (hiếm khi xảy ra).
Điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em
Bệnh chàm bội nhiễm thường bùng phát theo đợt, diễn tiến kéo dài trong khoảng từ 2–6 tuần hoặc lâu hơn. Bệnh nhân nhiễm virus Herpes simplex không thể điều trị dứt điểm bệnh vì virus tiềm ẩn trong cơ thể, khi gặp điều kiện thích hợp (thường do hệ thống miễn dịch suy giảm) là bùng phát trở lại. Do đó, điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em chỉ có hướng đến việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của virus Herpes simplex chứ không chữa dứt hoàn toàn.
Khi phát hiện trẻ mắc phải bệnh chàm bội nhiễm, ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, nhất là trường hợp sau hai ngày điều trị tại nhà nhưng không thấy giảm, trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng như chảy dịch, đóng vảy kèm nứt nẻ.
C
ha mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi ngoài da để cải thiện những triệu chứng của trẻ
Điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em thường các bác sĩ sẽ chỉ định dùng Acyclovir, có thể sử dụng thuốc dạng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch tùy vào mức độ của các triệu chứng.
Với những trường hợp vùng da bội nhiễm có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pyogenes,… bác sĩ sẽ kết hợp dùng thuốc kháng sinh với Acyclovir, bên cạnh đó sẽ kiểm tra nhiễm trùng ở mắt và một số cơ quan có khả năng để điều trị kịp thời.
Lưu ý là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Cha mẹ cần kiểm soát việc dùng thuốc của trẻ, đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để dự phòng những tình huống rủi ro.
Sau khi virus được kiểm soát, cha mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi ngoài da để cải thiện những triệu chứng trên da của trẻ như ngứa rát, chảy dịch, khô ráp, sần sùi,… Tuy nhiên, làn da trẻ rất non nớt và nhạy cảm nên việc sử dụng sản phẩm bôi cũng cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Hoàng Lam
Nguồn tham khảo: Tổng hợp