Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với tình trạng trẻ bị sốt và hay bị giật mình thì cha mẹ không nên chủ quan bởi việc này diễn ra nhiều lần rất có thể để lại di chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ. Cha mẹ cần biết nguyên nhân khiến trẻ sốt và giật mình là gì để có hướng xử lý nhanh chóng và đúng cách.
Sốt cao ở trẻ là tình trạng xảy ra bất thường, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột khiến các bé thường hay giật mình, điều này làm cho nhiều cha mẹ lo lắng và bất an. Trong những trường hợp như vậy, nhiều bậc cha mẹ chưa biết cách xử lý hoặc chưa kịp phản ứng nhanh khi trẻ bị sốt và hay bị giật mình. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân, những dấu hiệu bất thường và cha mẹ cần làm gì để có thể xử lý kịp thời cho con trẻ.
Nhiệt độ cơ thể của trẻ cũng giống với người lớn trung bình là 37 độ C nhưng vì còn khá nhỏ cơ thể chưa phát triển toàn diện, nhạy cảm với nhiệt độ làm cho thân nhiệt tăng cao nên rất dễ sốt và có thể sốt cao. Không hẳn sốt có hại cho bé vì nếu gặp triệu chứng này thì cơ thể trẻ đang phản ứng lại các tác nhân xâm nhập, các bệnh nhiễm trùng như virus, vi khuẩn lây bệnh, điều này có lợi cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà chủ quan, lơ là đến sức khỏe con trẻ vì nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé về sau. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt và hay bị giật mình, trong đó có thể kể đến hai nguyên nhân thường gặp như:
Và việc sốt cao sẽ làm thay đổi thân nhiệt cơ thể trẻ, kích thích não bộ dẫn đến trẻ bị giật mình. Hiểu được nguyên nhân trẻ bị sốt và hay bị giật mình là chưa đủ, cha mẹ cần có cho mình thêm kiến thức về các dấu hiệu để nhận biết kịp thời và không được lơ là, chủ quan.
Những biểu hiện trẻ bị sốt sẽ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ C, có hai mức độ sốt ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:
Với mức độ này trẻ chưa có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể chưa cảm thấy quá khó chịu hay có cảm giác chán ăn,... nên là cha mẹ cũng phần nào yên tâm vì trẻ sẽ sớm khỏi và quay về sức khỏe ổn định bình thường.
Đây là mức độ đáng báo động, não bộ chưa kịp thích ứng với sự thay đổi thân nhiệt tăng cao thế này dễ dẫn đến giật mình hay thậm chí là co giật, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm, trường hợp nặng hơn và kéo dài nên đưa bé đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Với những trẻ bị sốt và hay bị giật mình thường nằm trong độ tuổi khoảng 6 tháng đến 5 tuổi, trường hợp trẻ bị sốt cao hay nhẹ đều dẫn đến giật mình. Việc bị giật mình tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mỗi bé, nếu sốt kèm giật mình kéo dài quá 15 phút thì đây là tình trạng phức tạp, xuất hiện một số phản ứng co giật ở một vùng trên cơ thể. Ngược lại, nếu sốt kèm giật mình chưa đến 15 phút và xuất hiện theo từng cơn ngắn, không kéo dài quá lâu, không có thêm dấu hiệu của sự rối loạn thần kinh thì không nguy hiểm.
Trường hợp sốt dưới 38,5 độ C gia đình nên bình tĩnh, không nên quấn quá nhiều khăn xung quanh trẻ vì khi trẻ bị sốt và hay bị giật mình thì chất điện giải trong cơ thể mất đi khá nhiều, điều này khiến trẻ khó chịu hơn và mồ hôi không được thoát ra ngoài, như vậy sẽ bị bí và dẫn đến sốt nặng hơn. Tiếp theo có thể thực hiện một số cách làm như sau để giúp trẻ có thể hạ sốt, ngủ sâu giấc hơn:
Nếu cơ thể có thân nhiệt trên 38,5 độ C thì nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp đã cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng dấu hiệu vẫn chưa thuyên giảm sau vài giờ thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để chữa trị.
Khi sốt cao cơ thể sẽ mất đi chất điện giải, việc bổ sung nhiều nước là điều rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Đừng ngại việc con bạn sẽ thức đêm vì phải đi vệ sinh nhiều lần mà hãy cho trẻ uống nhiều nước, nếu còn là trẻ sơ sinh đang thời kỳ dùng sữa mẹ thì hãy cho bé dùng nhiều hơn, bù lại phần nước trong cơ thể đã bị mất đi.
Vào ban đêm cơn sốt có phần cao hơn, cơ thể của trẻ nóng hơn bao giờ hết, các mẹ nên lưu ý không chỉ lau người cho trẻ vào buổi chiều là xong nhưng đến đêm nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao, nên lau người trẻ bằng khăn ấm, độ ấm vừa phải không làm da bé bị tổn thương. Việc thay khăn lau thường xuyên, vắt nhẹ để giữ được độ ấm của khăn, điều này sẽ giúp có thể hạ sốt nhanh chóng, giúp trẻ ngủ ngon và đỡ giật mình hơn.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ cung cấp thêm kiến thức bổ ích cho cha mẹ và trong những tình huống trẻ bị sốt và hay bị giật mình thì cha mẹ sẽ có những cách xử lý phù hợp, kịp thời để trẻ có thể được chăm sóc và phát triển tốt hơn.
Xem thêm: