Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi đối mặt với tình trạng uống thuốc hạ sốt mà không hạ, nhiều người thường cảm thấy lo lắng và mất bình tĩnh. Nếu không biết cách xử lý, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nguy hiểm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Sốt được coi là một dạng triệu chứng phổ biến xuất hiện ở cả người trưởng thành và trẻ em, gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Đặc biệt là trong trường hợp uống thuốc hạ sốt mà không hạ. Trong chuyên mục bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng uống thuốc hạ sốt mà không hạ.
Để hiểu rõ vấn đề uống thuốc hạ sốt mà không hạ thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về triệu chứng sốt là gì. Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Nhiệt độ trung bình khi đo ở miệng là khoảng 36,5 độ C, có thể giảm xuống 35,5 độ C vào buổi sáng và tăng lên 37,5 độ C vào buổi chiều. Nhiệt độ tăng nhẹ (từ 38 đến 38,5 độ C) có thể do nhiều nguyên nhân như mặc quần áo dày, vận động mạnh, tắm nước nóng hoặc môi trường quá nóng. Trong trường hợp nghi ngờ về tăng nhiệt độ cơ thể do yếu tố môi trường thì chúng ta cần kiểm tra lại nhiệt độ sau 30 phút.
Cần lưu ý rằng sốt chỉ là một triệu chứng, không phải là một bệnh lý. Theo chuyên gia, sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với tác nhân nhiễm trùng, bao gồm cả virus và vi khuẩn. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch. Ở trẻ em, hầu hết các cơn sốt với nhiệt độ từ 37,8 đến 40 độ C thường không đe dọa đến sức khỏe. Sốt ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ virus như cảm lạnh hoặc cúm, ít khi do vi khuẩn.
Các triệu chứng sốt do virus thường chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, mức độ nghiêm trọng của sốt không liên quan đến mức độ nặng của bệnh gây ra sốt. Cần lưu ý rằng sốt không tạo ra tác động tiêu cực lâu dài đối với cơ thể, các tổn thương não chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 42 độ C. Tuy nhiên trường hợp đó không nhiều vì hệ thống điều hòa nhiệt độ của não bộ sẽ kiểm soát nhiệt độ dưới mức này.
Phụ huynh cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ khi trẻ có triệu chứng sốt kèm theo những dấu hiệu sau đây:
Một số tình huống đòi hỏi phụ huynh phải cho con gặp bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ nếu:
Thuốc giảm sốt thường bắt đầu có tác dụng sau khoảng 30 phút và kéo dài 2 đến 4 giờ. Các loại thuốc thông thường bao gồm:
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ thường phản ứng tốt với các loại thuốc trên tuy nhiên vẫn có những trường hợp uống thuốc hạ sốt mà không hạ. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân như:
Bố mẹ lưu ý sốt xuất huyết là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết từ sớm tại Long Châu rất quan trọng để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe gia đình.
Nếu gặp trường hợp khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, cha mẹ cần phải thực hiện những biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho con:
Khi chăm sóc trẻ bị sốt có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng giúp trẻ hồi phục một cách an toàn và hiệu quả mà cha mẹ cần lưu ý.
Bên cạnh đó thì cha mẹ cũng không nên làm những việc dưới đây khi chăm sóc trẻ bị sốt:
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ những thông tin quan trọng về nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng uống thuốc hạ sốt mà không hạ. Hy vọng rằng những hướng dẫn của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt hơn cho mình và người thân trong gia đình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.