Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảnh báo 8 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm nhất định phải biết

Ngày 19/03/2022
Kích thước chữ

Các triệu chứng đột quỵ thường diễn biến nhanh và đột ngột. Vì thế, tuyệt đối đừng xem nhẹ nếu gặp những dấu hiệu đột quỵ dưới đây.

Đột quỵ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc tai biến mạch máu não, xảy ra khi não bị tổn thương do không được cung cấp đủ oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào ở hệ thần kinh. Là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, trẻ hóa và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn, tắc nghẽn do thiếu máu não cục bộ, xuất huyết não.

Đột quỵ có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào và trở thành nỗi ám ảnh của cả thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ mắc đột quỵ ở những người cao tuổi, người bị tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, thói quen sinh hoạt không lành mạnh... cao hơn bình thường.

dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm cần phải biết Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao

Ngay cả khi “thoát khỏi cửa tử”, người bị đột quỵ vẫn phải gánh chịu những di chứng nặng nề ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh như tê liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, suy giảm nhận thức…

Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bị tổn thương và bắt đầu chết đi sau vài phút. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ và thời gian cấp cứu chính là yếu tố then chốt giúp tăng khả năng cứu sống, giảm di chứng cho người bệnh. Dưới đây là những triệu chứng đột quỵ thường gặp chúng ta cần lưu ý.

8 dấu hiệu đột quỵ thường gặp nhất

Nói chuyện khó khăn 

Gặp khó khăn khi cử động miệng, nói chuyện là triệu chứng đột quỵ hay gặp khi não bị tổn thương. Lúc này, cơ miệng sẽ yếu hoặc bị tê liệt khiến bạn sẽ không thể cử động miệng và nói theo ý muốn. Người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp do môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng.

Tê, yếu chi đột ngột

Người bị đột quỵ thường cảm nhận rõ rệt triệu chứng các chi bị yếu đi, khó vận động, thậm chí tê liệt nửa người. Thông thường, yếu và tê liệt chi thường biểu hiện ở chi nằm đối diện vùng não tổn thương. Có thể kiểm tra bằng cách dang rộng, nếu bạn không thể giữ cố định cánh tay ở tư thế mở rộng trong 10s thì đó chính là một dấu hiệu của cơn đột quỵ.

tê liệt cánh tay cảnh báo đột quỵ Tê liệt cánh tay là dấu hiệu đột quỵ phổ biến

Đau đầu, chóng mặt

Đau đầu, đau nửa đầu là triệu chứng phổ biến thường tự khỏi nhưng cũng có thể là dấu dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ. Khi xảy ra đột quỵ, lượng máu lên não bị suy giảm do sự gián đoạn, tắc nghẽn ở mạch máu nên người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày. 

Đột quỵ khiến chức năng định vị của não ngừng hoạt động. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mất thăng bằng, đứng không vững, lảo đảo, chóng mặt ngay cả khi nằm, ngồi. Nếu bạn thấy nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng, tâm trạng lo lắng bất an thì hãy cẩn trọng bởi đó là dấu hiệu đột quỵ.

Thị lực giảm

Dù không dễ nhận biết như các triệu chứng đột quỵ khác nhưng suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ cũng là biểu hiện của đột quỵ. Nguyên nhân do lượng máu lên não bị thiếu không đủ cung cấp oxy cho thùy chẩm - bộ phận giữ vai trò đảm bảo thị lực

Méo mặt, mặt chảy xệ

Nếu nhận thấy khuôn mặt bị méo, lệch hoặc chảy xệ, các góc mắt của bạn đột nhiên rũ xuống và bạn bạn không thể kiểm soát được các biểu hiện trên khuôn mặt thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu đột quỵ và đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Đây là triệu chứng cảnh báo sức khỏe có bất thường chúng ta không thể lơ là. 

Rối loạn nhận thức

Não bộ là cơ quan điều khiển toàn bộ cơ thể, mỗi bộ phận đều đảm nhận một vai trò điều khiển các chức năng khác nhau. Khi xảy ra đột quỵ, các thế bào thần kinh đảm nhận chức năng nhận thức bị tổn thương do không đủ oxy, gây ra tình trạng rối loạn nhận thức. Tùy vào mức độ tổn thương, người bệnh sẽ rơi vào rối loạn nhận thức ít hay nhiều khác nhau.

rối loạn nhận thức là một trong những dấu hiệu của đột quỵ Người bị đột quỵ có thể gặp tình trạng rối loạn nhận thức

Tim đập nhanh, khó thở

Khi bị đột quỵ người bệnh thường cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường, có thể rung nhĩ. Đây là dấu hiệu đột quỵ phổ biến ở nữ giới. 

Mệt mỏi, lo âu, tinh thần bất ổn

Thiếu máu cục bộ ở não khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng. Đây chỉ là dấu hiệu nhỏ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều người thường chủ quan không để ý. Nhưng khi xảy ra đột quỵ ảnh hưởng đến trung tâm não thì nó có thể gây ra những biến chứng khôn lường.

Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta có thể giảm nguy cơ đột quỵ ghé thăm nếu chúng ta tuân thủ những biện pháp sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đột quỵ thường bắt nguồn từ các bệnh lý mãn tính nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, bệnh mỡ máu… Và chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố phổ biến gây ra những căn bệnh này. Vì thế, cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả và dễ thực hiện nhất chính là xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ quả, thịt trắng, các loại hạt…
  • Loại bỏ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường ra khỏi thực đơn ăn hàng ngày. Bởi những thực phẩm này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây, sữa hạt…
  • Tập thể dục hàng ngày: Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp dẫn đến mạch máu bị vỡ gây ra đột quỵ. Đặc biệt, người lớn tuổi cần được giữ ấm nhất là thời điểm giao mùa.
  • Hạn chế dùng đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá.

Ly Ly

Nguồn Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin