Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Cấu tạo sợi tóc và những lưu ý để có mái tóc khỏe đẹp

Ngày 22/05/2024
Kích thước chữ

Bạn đã bao giờ tự hỏi tóc là gì, cấu tạo sợi tóc ra sao và cách để có một mái tóc chắc khỏe sẽ cần những gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cấu trúc của sợi tóc và cách chăm sóc để có mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt.

Tóc không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta. Để chăm sóc tóc một cách hiệu quả, điều đầu tiên cần làm là hiểu rõ cấu tạo sợi tóc.

Cấu tạo sợi tóc

Cấu tạo sợi tóc gồm hai phần chính là nang tóc và thân tóc, cụ thể như sau:

Nang tóc

Nang tóc hay còn được gọi là chân tóc, nằm ở dưới lớp biểu bì của da đầu. Nang tóc chứa nhiều tế bào thần kinh và các mạch máu nhỏ, có nhiệm vụ hấp thụ và cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng sợi tóc. Vì vậy, việc tóc có thể mọc dài, bóng mượt và chắc khỏe hay không phụ thuộc chủ yếu vào nang tóc.

Cấu tạo sợi tóc và những lưu ý để có mái tóc khỏe đẹp 1
Cấu tạo sợi tóc bao gồm những gì?

Thân tóc

Thân tóc là phần quan trọng khác trong cấu tạo sợi tóc mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường vì nó nằm trên lớp biểu bì của da đầu. Thân tóc được chia thành ba lớp:

  • Lớp tủy (medulla): Đây là lớp trong cùng của sợi tóc, được cấu tạo từ các keratin không rõ hình dáng và kích thước, chức năng của nó cũng không cụ thể. Lớp tủy này thường chứa các hạt chất béo và không khí và có thể không tồn tại ở những sợi tóc mỏng yếu, thiếu dinh dưỡng.
  • Lớp giữa (cortex): Đây là lớp quan trọng nhất của thân tóc nói riêng và cấu tạo sợi tóc nói chung. Lớp giữa quyết định màu sắc của tóc nhờ chứa các sắc tố tự nhiên (melanin). Tóc sẽ có màu sẫm và tối hơn khi lượng melanin nhiều và ngược lại.
  • Lớp biểu bì (cuticle): Lớp này có chức năng bảo vệ sự khỏe mạnh của lớp giữa, đồng thời giúp sợi tóc duy trì sự bóng mượt và không thấm nước. Khi tóc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, lớp biểu bì này có thể bị suy giảm tác dụng, khiến tóc trở nên khô xơ và dễ gãy rụng.

Vòng đời của tóc

Nghiên cứu cho thấy vòng đời trung bình của một sợi tóc kéo dài từ 2 đến 6 năm. Mỗi ngày, tóc mọc thêm từ 3 đến 3,5mm, nghĩa là trong một tháng, tóc có thể dài thêm khoảng 1cm.

Mặc dù có sự khác biệt về độ dài và dày, vòng đời phát triển của tóc là giống nhau ở mọi người và bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • Anagen - Giai đoạn mọc: Khoảng 85% đến 90% sợi tóc hình thành trong giai đoạn này. Các tế bào mầm tóc phát triển từ nang tóc, biệt hóa thành sợi tóc và mọc ra khỏi da đầu. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 6 năm.
  • Catagen - Giai đoạn ngưng mọc: Chỉ 1% đến 2% sợi tóc tồn tại trong giai đoạn này. Tóc ngừng mọc, teo lại và tách khỏi nhú bì. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần.
  • Telogen - Giai đoạn nghỉ, chờ rụng: Khoảng 5% đến 10% sợi tóc mới hình thành trong giai đoạn này, kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Các sợi tóc cũ rụng để nhường chỗ cho tóc mới.
Cấu tạo sợi tóc và những lưu ý để có mái tóc khỏe đẹp 2
Vòng đời trung bình của một sợi tóc kéo dài từ 2 đến 6 năm

Mỗi ngày, chúng ta thường rụng từ 60 đến 100 sợi tóc. Nếu lượng tóc rụng nhiều hơn, có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngăn ngừa biến chứng.

Vai trò của tóc đối với cơ thể người

Tóc không chỉ là một yếu tố thẩm mỹ mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động của cơ thể con người:

  • Mái tóc dày có khả năng bảo vệ da đầu khỏi các tác động từ môi trường xung quanh. Tóc giúp ngăn chặn các vật thể lạ tiếp xúc trực tiếp với da đầu. Ngoài ra, tóc còn giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời, ngăn chặn tia UV gây hại cho da đầu.
  • Tóc còn có vai trò hỗ trợ cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, nhất là trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các tuyến bã và mồ hôi nằm ở nang tóc góp phần vào quá trình bài tiết và thải độc cho cơ thể.
  • Mái tóc là phương tiện thể hiện cá nhân, giúp tạo nên dấu ấn riêng biệt. Thông qua việc thay đổi kiểu tóc hoặc màu sắc tóc, mỗi người có thể thể hiện cái “tôi” riêng, tạo nên sự khác biệt so với người khác.
Cấu tạo sợi tóc và những lưu ý để có mái tóc khỏe đẹp 3
Tóc đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động của cơ thể con người

Những lưu ý để có mái tóc khỏe đẹp

Hiểu rõ cấu tạo sợi tóc là chưa đủ, bạn cần trang bị cho mình những bí quyết để sở hữu mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt.

Chọn dầu gội và dầu xả phù hợp

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc tóc và da đầu. Để chọn được sản phẩm phù hợp, bạn cần xác định đặc điểm và tính chất của tóc mình. Ví dụ, tóc bạn có thể là tóc dầu, tóc khô hay tóc bình thường hoặc tóc có thể bị gàu, xơ gãy, chẻ ngọn hay không và liệu tóc có đang qua các quá trình như uốn, duỗi, nhuộm. Dựa vào những yếu tố này, bạn có thể chọn loại dầu gội và dầu xả có công dụng phù hợp.

Gội đầu đúng cách

Mặc dù gội đầu có vẻ đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Không nên gội đầu quá thường xuyên, lý tưởng nhất là từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
  • Tuyệt đối không được gội đầu với nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Khi gội, chỉ nên sử dụng đầu ngón tay để massage nhẹ nhàng da đầu và tóc, không nên dùng móng tay để chà xát mạnh vì điều này có thể gây tổn thương da đầu và gây rụng tóc.
  • Sau khi gội, hãy sử dụng dầu xả nhưng tránh để dầu xả thấm vào chân tóc mà chỉ nên thoa lên phần thân tóc và ngọn tóc. Ngoài ra, bạn có thể ủ tóc với dầu xả trong khoảng từ 2 đến 3 phút trước khi xả lại với nước sạch.
  • Sau khi gội, dùng khăn khô thấm nhẹ nhàng cho tóc. Không nên chải tóc khi tóc còn ướt.
Cấu tạo sợi tóc và những lưu ý để có mái tóc khỏe đẹp 4
Gội đầu đúng cách để có mái tóc chắc khỏe

Tránh tác nhân gây hại cho tóc

Dưới đây là một số tác nhân gây hại cho tóc bạn cần lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng máy sấy, máy duỗi và các thiết bị tạo kiểu nhiệt độ cao.
  • Tránh nhuộm tóc và dùng hóa chất thường xuyên.
  • Bảo vệ tóc khỏi tác động của môi trường như ánh nắng mặt trời, gió và bụi bẩn bằng cách đội mũ hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc.

Bổ sung thực phẩm tốt cho tóc

Để có mái tóc khỏe mạnh từ bên trong và bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây hại, bạn cần chủ động bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Protein từ thịt, cá, trứng, và các loại đậu.
  • Sắt từ thịt đỏ, hải sản, …
  • L-Cystine có trong thịt gia cầm, hành tây hoặc lòng đỏ trứng.
  • Axit béo Omega-3 có trong các thực phẩm như cá hồi, cá thu, phô mai, sữa chua, phô mai hay ngũ cốc.
  • Kẽm từ các loại hạt và rau củ quả.
  • Vitamin nhóm B từ ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và rau xanh đậm.

Nhìn chung, hiểu rõ cấu tạo sợi tóc sẽ giúp bạn chăm sóc tóc một cách hiệu quả và khoa học hơn. Bằng cách áp dụng những kiến thức và một số gợi ý trong bài viết này, bạn có thể duy trì mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống. Ngoài ra, bạn nên lưu ý rằng một mái tóc đẹp không chỉ là niềm tự hào về thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu của một cơ thể khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cấu tạo sợi tóc và cách chăm sóc tóc đúng cách. Bạn có thể bắt đầu thực hiện những thói quen tốt để sở hữu mái tóc như ý ngay hôm nay. 

Xem thêm: Cạo đầu tóc có mọc nhiều hơn không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin