Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây thì là rất phổ biến ở Việt Nam, thường dùng làm gia vị nấu ăn. Ít ai biết cây thì là có tác dụng gì. Bài viết sẽ bật mí lợi ích khi ăn rau thì là và cách sử dụng để cải thiện sức khỏe.
Thì là còn có tên là thìa là - một loại rau thơm chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Các nghiên cứu khoa học gần đây phát hiện chất chống oxy hóa trong thì là giúp phòng ngừa ung thư. Không chỉ làm rau gia vị để khử mùi tanh và tăng hương vị cho các món cá, thì là còn dùng để điều chế nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là thông tin cần biết về thảo mộc thì là.
Rau thì là có tên khoa học là Anethum graveolens, được trồng và sử dụng phổ biến ở Châu Á, Địa Trung Hải. Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị dinh dưỡng trong 100g rau thì là bao gồm:
Theo Đông y, rau thìa là có tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, mùi thơm đậm. Rau thì là giúp điều hòa khí âm dương, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và kích thích tiết sữa ở phụ nữ cho con bú. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy thì là có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được.
Rau thì là là một trong những thực phẩm lợi sữa đã được các bà mẹ từ thời xa xưa áp dụng. Theo một báo cáo từ năm 1980, rau thì là chứa các chất anethole, dianethole và photoanethole. Chúng có khả năng kích thích sản xuất estrogen và prolactin - hai hoạt chất tham gia vào quá trình sản xuất sữa.
Các chất chống oxy hóa trong rau thì là có công dụng bảo vệ tế bào, chống lại sự xâm lấn và phát triển của các gốc tự do. Theo nghiên cứu, chất flavonoid có khả năng ức chế eicosanoid và enzym tyrosine kinase - những phân tử có liên quan đến ung thư. Flavonoid cũng cản trở sự hình thành mạch máu bên trong khối u, cắt đứt nguồn oxy và dưỡng chất đến các khối u.
Theo y học cổ truyền, rau thì là có tác dụng điều hòa khí âm và dương. Theo một nghiên cứu của ngành y học hiện đại ở Iran, kết hợp tinh chất thì là với vitamin E sẽ làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Công dụng của tinh chất thì là còn hiệu quả hơn cả dùng thuốc giảm đau.
Trong rau thì là có tinh dầu eugenol. Nghiên cứu thực hiện trong ống nghiệm cho thấy eugenol giúp cải thiện chức năng của các tế bào sản sinh insulin. Ăn rau thì là giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm tình trạng kháng insulin từ đó duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định.
Lá rau thì là chứa chất polyacetylenes và flavonoid có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng. Chúng cũng góp phần nâng cao miễn dịch để cơ thể chống lại mầm bệnh. Theo nhu cầu vitamin C khuyến nghị trong ngày, sử dụng 100g thì là đáp ứng 113% cho nữ, 94% cho nam. Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm lạnh, phòng ngừa bệnh hô hấp.
Rau thì là còn có những công dụng khác như: Hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy bụng, trị mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Rau thì là có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Có nhiều cách để sử dụng thì là như: Sắc lấy nước uống, ăn sống, nấu cùng món ăn hoặc kết hợp các dược liệu khác. Bạn tham khảo 7 bài thuốc từ rau thì là chữa bệnh thường gặp dưới đây.
Các bác sĩ cảnh báo khả năng tương tác với thuốc, làm tăng tác dụng phụ của thuốc khi ăn rau thì là. Không sử dụng thì là khi đang uống các loại thuốc chứa estrogen, dược liệu điều trị co giật, ciprofloxacin…
Thành phần của rau thì là chứa một số chất gây kích thích co bóp tử cung nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bà bầu nên thận trọng khi ăn rau thì là, chỉ nên ăn một ít nếu dùng thì là làm rau gia vị cho món ăn.
Dị ứng rau thì là hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Triệu chứng dị ứng là ngứa miệng, sưng miệng, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, đau đầu… Mặc dù có thể kích sữa nhưng để tránh dị ứng nghiêm trọng, sản phụ nên dùng thử và theo dõi cơ thể trước khi ăn hoặc uống nước rau thì là.
Cây thì là hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh nhưng hiện hầu hết các bệnh đó cũng đều có thuốc, thực phẩm chức năng để can thiệp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì tự điều chế từ rau thì là.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.