Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm đường tiết niệu là tình trạng bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên đường tiết niệu (niệu đạo, niệu quản, thận, bàng quang). Sự nhiễm khuẩn ở những bộ phận này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Không ít người lần đầu mắc bệnh thắc mắc liệu viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không.
Viêm đường tiết niệu là bệnh như thế nào? Viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi hay không? Những biến chứng nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh căn bệnh này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin về viêm đường tiết niệu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Thông qua lỗ tiểu, những tác nhân gây bệnh khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, tấn công đến các bộ phận tại đây và gây viêm. Một trong những tác nhân gây bệnh hàng đầu chính là vi khuẩn đường ruột E.coli. Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu:
Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu vì đặc điểm cấu trúc niệu đạo
Nhiều người lần đầu mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường thắc mắc liệu bệnh có thể tự khỏi được không. Câu trả lời là không. Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Thậm chí nếu chủ quan không chăm sóc tốt, bệnh có thể biến chứng và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Viêm đường tiết niệu khi mới xuất hiện thường không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh ít khi chú ý nên khiến cho tình trạng nhiễm trùng kéo dài, khó chữa dứt điểm. Trong trường hợp cấp tính, viêm đường tiết niệu sẽ dẫn đến tình trạng sốt cao, người mệt mỏi, đau buốt khi tiểu, trong nước tiểu đôi khi sẽ xuất hiện máu hoặc mủ.
Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị bệnh hoặc không có hướng điều trị khoa học, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
Đây là biến chứng dễ xảy ra nhất vì thận là cơ quan nằm trong hệ tiết niệu. Viêm đường tiết niệu kéo dài có thể làm phù nề các tế bào thận, khiến hoạt động bài tiết ở thận bị ảnh hưởng. Chất thải và độc tố không được đào thải, tích tụ lâu ngày trong thận sẽ làm tổn thương thận, xơ hóa, tăng nguy cơ suy thận và tăng huyết áp.
Viêm đường tiết niệu kéo dài có thể làm suy thận
Viêm đường tiết niệu không được điều trị dứt điểm, bệnh dai dẳng kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ thống mạch máu gây nhiễm trùng huyết, nhất là ở những lần bùng phát viêm. Nhiễm trùng máu là tình trạng nguy hiểm với sức khỏe, gây ra các triệu chứng nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, tim đập nhanh, sốt cao hay thậm chí là dẫn đến tử vong.
Phụ nữ đang mang thai nếu chẳng may bị viêm trùng đường tiết niệu mà không được theo dõi, điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây ra biến chứng thai kỳ. Các tình trạng sức khỏe xấu có thể xảy ra chẳng hạn như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, sinh non hay thậm chí là sảy thai. Đứa trẻ được sinh ra thường nhẹ cân, ốm yếu hoặc mắc các dị tật bẩm sinh. Ở người trưởng thành, nhiễm trùng đường tiết niệu còn rất dễ dẫn đến vô sinh.
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Tuy các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh không quá rõ ràng, bệnh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng viêm đường tiết niệu vẫn có thể được chữa khỏi.
Với những bệnh nhân chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ ở niệu đạo thì bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu để người bệnh sử dụng tại nhà trong 5-7 ngày. Trường hợp viêm đường tiết niệu nặng hơn với các triệu chứng như nhiễm trùng huyết, sốt cao, ớn lạnh, hình thành ổ viêm thì người bệnh cần nhập viện để tiêm kháng sinh theo tĩnh mạch.
Người bệnh tái phát viêm tiết niệu nhiều lần, có dị dạng đường tiểu hoặc từng đặt ống tiểu thì cần phải nuôi cấy vi khuẩn nhằm tìm ra loại kháng sinh phù hợp.
Bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc hoặc xảy ra tình trạng áp xe, chảy mủ tại thận thì cần được phẫu thuật để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng.
Dùng kháng sinh để chữa viêm đường tiết niệu dạng nhẹ
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe nhưng không thể tự khỏi được. Vì vậy, hãy chủ động chăm sóc cơ thể đúng cách, phòng tránh bệnh và thăm khám đầy đủ khi phát hiện các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu để bảo vệ sức khỏe chính mình bạn nhé!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.