Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây thiên ma có lẽ là thảo dược đã khá quen thuộc đối với nhiều người. Vậy các bạn đã biết cây thiên ma có tác dụng gì đối với cơ thể chưa?
Thiên ma có tác dụng gì? Trong Y học cổ truyền, thiên ma được coi là một dược liệu quý giá, từ xa xưa đã được áp dụng để chữa trị các triệu chứng như đau đầu, méo miệng, bại liệt nửa cơ thể... Tuy vậy, không ít người vẫn chưa biết cách dùng thiên ma sao cho phát huy tối đa công dụng của nó.
Cây thiên ma có tên khoa học là Gastrodia Elata Blume, thuộc họ phong lan Orchidaceae, là một dược liệu khá quen thuộc trong Đông y. Phần phần rễ cây thiên ma là phần chính của cây được sử dụng để làm dược liệu. Phần rễ này thường có hình bầu dục, với màu trắng hay vàng nhạt, và hình dáng giống chân người.
Cây thiên ma chủ yếu mọc và phát triển ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc… Ở Việt Nam, nó phổ biến ở các vùng núi phía Bắc như Hoà Bình, Lạng Sơn….
Vụ thu hoạch thiên ma rơi vào mùa xuân hoặc mùa đông hàng năm. Rễ của cây thiên ma sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch, tách vỏ và sau đó được luộc, hầm hoặc nướng cho đến khi chín. Sau khi được làm chín, rễ thiên ma sẽ được cắt thành từng lát, phơi khô và bảo quản kín, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh những nơi ẩm thấp.
Trong rễ cây thiên ma có chứa các thành phần dược liệu vô cùng phong phú, đa dạng. Các thành phần hoạt chất tiêu biểu có trong rễ cây thiên ma có thể kể đến như gastrodin, alkaloid, vitamin A, vanillyl và alcohol...
Trong Y học cổ truyền, thiên ma được biết đến với hương vị ngọt và tính ấm, thuộc vào kinh can. Rễ thiên ma có khả năng giúp cân bằng tình trạng phong tức và giảm đau. Cũng vì vậy mà thiên ma thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như méo miệng, bại liệt nửa cơ thể do can phong nội động, cũng như chứng chóng mặt, đau đầu do can dương thượng cang… Ngoài ra, nó còn được dùng để giảm đau xương khớp và tê bì do phong tà.
Ngày nay, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra cây thiên ma có một số tác dụng tiêu biểu đối với cơ thể như:
Sử dụng 20g thiên ma và 6g xuyên khung xay nhỏ và trộm với hồ tinh bột để tạo thành viên. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần từ 4g đến 8g. Uống thường xuyên sẽ giúp giảm hoa mắt chóng mặt và đau đầu.
Lấy 12g mỗi loại gồm thiên ma, bán hạ, bạch truật, bạch phục linh, 8g quất hồng bì, 4g và cam thảo đem sắc thành nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Các chị em phụ nữ trong giai đoạn mang bầu, nuôi con bằng sữa mẹ cùng với những người có tình trạng huyết hư nên tránh dùng thiên ma bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thiên ma có ảnh hưởng giống như hormon giới tính, do đó nên tránh dùng nếu đang mắc bệnh ung thư vú, bệnh lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,...
Việc sử dụng thiên ma cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc như Atorvastatin, Erythromycin, Carbamazepine, Acetaminophen, Methyldopa,... Hơn nữa, không nên kết hợp thiên ma với các sản phẩm được chuyển hóa thông qua gan như Amitriptyline, Tramadol, Codein, Fluoxetine, Ondansetron, Fentanyl,...
Theo các chuyên gia y tế, liều dùng thiên ma được khuyến nghị là từ 3g đến 10g thiên ma mỗi ngày. Nếu dùng quá liều có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như mất cân, co giật, chảy máu âm đạo, đau bụng...
Thiên ma chủ yếu được dùng như một vị thuốc điều trị bệnh và không nên sử dụng liên tục. Hãy ngưng sử dụng khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm và hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ nếu tình hình không cải thiện. Mặc dù thiên ma có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người dùng cũng cần phải hiểu rõ cách dùng nó một cách an toàn và hiệu quả để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.