Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây thù lù nấu nước uống được không?

Ngày 14/08/2023
Kích thước chữ

Cây thù lù mọc khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, dùng loại cây này như thế nào, liệu cây thù lù nấu nước uống được không là điều khiến nhiều người vẫn băn khoăn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Theo các nghiên cứu y học, cây thù lù được xem là loại dược liệu tự nhiên có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Nhưng sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, có thể dùng cây thù lù nấu nước uống được không vẫn gây nhiều tranh cãi. Dựa vào những thông tin khoa học, chúng ta hãy cùng lý giải, phân tích và tìm đáp án chính xác nhất.

Cây thù lù là cây gì?

Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy cây thù lù mọc hoang trên nhiều vùng đất ở nước ta. Nhiều người còn gọi cây này bằng các tên khác nhau như: Tầm bóp, bùm bụp, lồng đèn hay bôm bốp. Cây có một số đặc điểm nhận dạng như: Chiều cao từ 50 đến 90cm, thân cây có nhiều cành, lá có hình bầu dục, cuống lá khá dài, mọc theo kiểu so le với nhau.

Ngoài ra, hình dáng của quả cây thù lù cũng rất đặc biệt, khi non quả màu xanh và chuyển dần qua màu cam hoặc đỏ khi chín. Bên ngoài quả được bao bọc bởi lớp đài bảo vệ, nếu bạn dùng tay bóp thì sẽ thấy phát ra tiếng kêu.

Cây thù lù ra quả quanh năm, cả cây, lá và quả đều được chứng minh là mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó phải kể đến các hoạt chất mà cây này cung cấp như: Carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C,... không những giúp bồi bổ sức khỏe mà còn mang lại công dụng chữa bệnh hiệu quả.

cay-thu-lu-nau-nuoc-uong-duoc-khong-1.jpg
Cây thù lù mọc hoang khá phổ biến ở nước ta

Cây thù lù nấu nước uống được không?

Vậy cây thù lù nấu nước uống được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, cây thù lù hoàn toàn có thể nấu nước uống, dùng riêng hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác đều được. Y học đã chứng minh khi sử dụng nước uống cây thù lù có thể mang lại một số công dụng như sau:

  • Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Trong cây thù lù chứa hàm lượng lớn vitamin C, vitamin A, do đó khi được nạp vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng trong việc tăng sự vững bền của thành mạch, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý về tim mạch.
  • Ngăn ngừa sự tổn thương mô cơ: Lượng Vitamin C dồi dào trong cây thù lù giúp làm giảm các cơn đau nhức, tổn thương mô cơ do hoạt động mạnh.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Làm được điều này chính là nhờ hoạt chất Physalin trong cây thù lù có khả năng ức chế sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư. Thực tế cho thấy nó mang lại một số tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày, phổi và ruột kết.
  • Giúp sáng mắt: Cây thù lù còn rất giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, phòng ngừa đục thủy tinh thể, mắt sẽ sáng khỏe hơn.
  • Hạ sốt, điều trị cảm lạnh: Khi gặp các triệu chứng cảm thông thường như sốt, lạnh run người, bạn có thể uống nước đun thù lù để cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, nhanh hồi phục hơn.
  • Ngăn ngừa sỏi tiết niệu, hỗ trợ điều trị tiểu đường: Sử dụng cây thù lù đúng cách có tác dụng nhất định trong việc điều trị tiểu đường, tăng nồng độ insulin máu. Không những vậy, hàm lượng vitamin A trong thù lù còn được đánh giá hiệu quả trong việc hình thành canxi photphat, từ đó ngăn ngừa sỏi tiết niệu rất tốt.
cay-thu-lu-nau-nuoc-uong-duoc-khong-2.jpg
Cây thù lù nấu nước uống được không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Một số bài thuốc từ nước đun cây thù lù

Với những thông tin trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn “cây thù lù nấu nước uống được không”. Vậy sử dụng loại dược liệu tự nhiên này như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc được nhiều người thử nghiệm và đánh giá phản hồi rất tốt sau đây:

  • Bài thuốc trị cảm mạo: Khi có triệu chứng sốt, nôn, đau họng bạn áp dụng bài thuốc sau: Dùng 20 – 40g thù lù đã phơi khô sắc với nước, sau đó uống ngày 2 - 3 lần.
  • Bài thuốc trị cảm cúm, xuất huyết, sốt siêu vi: Trong trường hợp này, bạn dùng hoa và cành cây thù lù tươi đem sắc với nước, còn lá cây bạn giã nhuyễn. Tiếp theo, bạn trộn nước cốt lá cây với nước thuốc sắc, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị ho có đờm: Bạn lấy khoảng 50g cây thù lù tươi hoặc 15g dược liệu khô rồi rửa sạch, sắc với nước. Bạn nhớ uống liên tục từ 3 - 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
  • Bài thuốc trị viêm phế quản: Khi bị viêm phế quản, bạn dùng 30g thù lù tươi kết hợp với 20g cát cánh, 10g râu ngô, 10g cam thảo, sau đó rửa sạch và đem sắc với nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị bệnh tay chân miệng: Bạn dùng 50 - 100g thù lù tươi hoặc nếu là thù lù khô thì chỉ cần khoảng 15 – 30g sau đó sắc lên và uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị tiểu đường: Người bệnh bị tiểu đường có thể sử dụng bài thuốc sau, chuẩn bị 30 – 40g cây thù lù, 1g chu sa, 10g lá dâu tằm và 1 quả tim lợn. Bạn đem hầm nhừ các nguyên liệu trên với nước, sau đó ăn cả nước và cái.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư: Với người bệnh đang điều trị ung thư, có thể tham khảo bài thuốc sau. Bạn lấy 300g cây thù lù tươi, lưu ý dùng cành, hoa, lá và quả nhé, chuẩn bị thêm 20g bạch truật, 4g cam thảo, các loại dược liệu như hoàng cầm, mạch môn, cát cánh, bạch truật, huyền sâm mỗi loại 10g. Tất cả các vị thuốc trên bạn rửa sạch, chặt thành khúc nhỏ đun với 4 bát nước đến khi cạn còn 2 bát thì dừng. Sau đó, bạn lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày. Tuy nhiên, với bài thuốc này cần được áp dụng đúng tình trạng bệnh và cơ địa từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng nhé!
cay-thu-lu-nau-nuoc-uong-duoc-khong-3.jpg
Cây thù lù có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin để đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi “cây thù lù nấu nước uống được không” cũng như tham khảo các bài thuốc hiệu nghiệm từ cây thù lù. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý sử dụng một cách hợp lý, đúng liều lượng, không quá lạm dụng để tránh gây tác dụng ngược nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin