Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chàm sữa là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Vậy chàm sữa có tự hết không?
Chàm sữa là một tình trạng da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ, thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Một câu hỏi phổ biến được đặt ra là chàm sữa có tự hết không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị chàm sữa. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chính xác về tình trạng chàm sữa ở trẻ nhỏ.
Chàm sữa còn được gọi là viêm da dị ứng, là một dạng viêm da mãn tính thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi các mảng da đỏ, ngứa, có thể xuất hiện trên mặt, cổ, tay và chân của trẻ. Trẻ bị ngứa thường gãi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Các vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên khô và nứt nẻ đồng thời có thể xuất hiện mụn nước nhỏ, khi vỡ ra có thể chảy dịch.
Nguyên nhân chính xác gây chàm sữa chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Nhiều bậc cha mẹ nóng lòng muốn biết chàm sữa có tự hết không vì nhận ra mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này khi nó không được kiểm soát. Bị chàm sữa có nguy hiểm không? Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, chàm sữa có thể để lại hệ lụy nghiêm trọng như:
Chàm sữa có tự hết không tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ ngoài 2 tuổi nhưng cũng có trường hợp bệnh dai dẳng kéo dài.
Thực tế, chàm sữa có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, thường sau 2 - 3 tuổi. Nhiều trẻ em có thể thấy triệu chứng chàm sữa giảm dần và biến mất khi hệ miễn dịch của chúng mạnh mẽ hơn và cơ thể điều chỉnh tốt hơn với môi trường.
Việc trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh về dị ứng hay bệnh chàm có thể khiến thời gian tự khỏi của trẻ lâu hơn. Môi trường sống thiếu sạch sẽ, tiềm ẩn nhiều tác nhân gây kích ứng da cũng khiến bệnh chàm sữa chậm khỏi.
Dù hầu hết trường hợp bệnh chàm sữa sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần lên nhưng cũng có trường hợp bệnh không thể tự khỏi. Trong trường hợp này, trẻ cần được can thiệp điều trị để giảm triệu chứng khó chịu, giảm ảnh hưởng đến cuộc sống. Đặc biệt, kiểm soát bệnh chàm sữa giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ bị sẹo.
Như vậy, với câu hỏi chàm sữa có tự hết không, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa của trẻ, môi trường sống, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng…
Trẻ sơ sinh khi bị chàm sữa rất dễ tái phát, đặc biệt khi trẻ dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết. Do đó, khi được chẩn đoán bị chàm sữa, trẻ cần được chăm sóc và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Dù chàm sữa có thể tự khỏi trong nhiều trường hợp nhưng bệnh cũng nên được điều trị càng sớm càng tốt để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số cách điều trị chàm sữa phổ biến được áp dụng ở trẻ em như:
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Một số loại thuốc có thể được bác sĩ tư vấn như: Thuốc bôi corticosteroid giúp giảm viêm và ngứa, thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Trong trường hợp da bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh. Cha mẹ cần lưu ý, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không dùng tùy tiện tránh tình trạng kháng thuốc.
Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng có thể được chỉ định trong các trường hợp chàm sữa nặng và khó điều trị. Phương pháp này sử dụng ánh sáng UV để giảm viêm và ngứa ở vùng da bị chàm. Đồng thời, các tế bào da mới được kích thích tái tạo để thay thế các tế bào da bị tổn thương.
Chàm sữa có tự hết không phụ thuộc nhiều vào cách trẻ được chăm sóc. Theo đó, cha mẹ cần đảm bảo trẻ được ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng để tăng cường đề kháng nói chung và đề kháng của da nói riêng. Ngủ ngon và đủ giấc cũng hỗ trợ quá trình phục hồi da bị tổn thương.
Tóm lại, chàm sữa có tự hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ cơ địa, tình trạng bệnh, dinh dưỡng, cách chăm sóc da… Vì vậy, muốn trẻ sớm thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý vấn đề dinh dưỡng, chăm sóc da và dùng thuốc cho trẻ. Đặc biệt, thay vì tự điều trị chàm sữa cho con theo kinh nghiệm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám da liễu để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.