Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chấn thương do trẹo chân bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Ngày 28/05/2022
Kích thước chữ

Trẹo chân là chấn thương thường gặp và cực kỳ dễ xảy ra khi bạn không may bị tai nạn hoặc gặp phải bất cẩn trong quá trình đi lại. Vậy trẹo chân bao lâu thì khỏi được? Bạn đọc hãy đọc ngay bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để tìm ra câu trả lời nhé.

Khi bị trẹo chân nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị căng dây chằng quanh khớp. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất hiện các vết thương như bị rách dây chằng, tụ máu quanh khớp hoặc trật khớp cổ chân,...

Vậy trẹo chân bao lâu thì khỏi?

Trường hợp nhẹ, không bị rách cơ, gãy xương hoặc trật khớp cổ chân lệch, bệnh nhân có thể khỏi các triệu chứng trong 4 tuần và mất 12 tuần để phục hồi hoàn toàn chức năng của khớp bị tổn thương.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bị tổn thương xương, rách cơ và trật khớp, người bệnh cần thời gian điều trị và phục hồi lâu hơn. Thông thường, bệnh nhân phải mất 2 - 3 tháng để vết thương lành và 6 - 8 tháng để khớp hồi phục hoàn toàn.

trẹo chân bao lâu thì khỏi 1

Trẹo chân bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của chấn thương

Những lưu ý khi điều trị trẹo chân

Hầu hết các trường hợp trẹo chân hay chính là bong gân mắt cá chân đều không cần phẫu thuật, thậm chí có trường hợp bong gân nặng. Thay vào đó, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp trên để điều trị bong gân cổ chân. Tuy nhiên, dù điều trị bằng phương pháp nào thì bạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của xương khớp:

  • Tuyệt đối nghỉ ngơi, nằm yên để giảm sưng tấy và giúp khớp trở lại vị trí ban đầu.
  • Sau khi khớp dần hồi phục, người bệnh cần chú ý tập các bài tập nhẹ nhàng để khớp nhanh chóng lấy lại tầm vận động, đồng thời tăng sức bền cho cơ.
  • Tiếp tục luyện tập, dần dần thích nghi trở lại sinh hoạt bình thường.

trẹo chân bao lâu thì khỏi 2.jpg

Tuyệt đối nghỉ ngơi, nằm yên để giảm sưng tấy và giúp khớp trở lại vị trí ban đầu

Một số yếu tố dễ gây nên chấn thương trẹo chân

  • Mang sai giày: Mang sai giày cho một hoạt động cụ thể hoặc đi giày không vừa vặn có thể khiến mắt cá chân của bạn dễ bị chấn thương hơn.
  • Thể chất kém: Tính linh hoạt kém và sức mạnh cổ chân giảm làm tăng nguy cơ trật khớp khi vận động và tham gia các môn thể thao.
  • Chấn thương trước đây: Bong gân mắt cá chân hay trẹo chân phổ biến hơn ở những người đã từng bị chấn thương mắt cá trước đó. Cụ thể, những người đã bị bong gân, hoặc chấn thương nào đó ở mắt cá chân có nhiều khả năng gặp lại chấn thương trẹo chân này.
  • Chơi thể thao: Trẹo chân là chấn thương thể thao phổ biến. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người chơi thể thao phải chạy, nhảy, vặn mình, lăn hoặc sử dụng bàn chân nhiều. Cụ thể là chạy đường mòn, bóng đá, bóng rổ, quần vợt,...

trẹo chân bao lâu thì khỏi 3.jpg

Chọn giày vừa vặn với chân và hạn chế đi giày cao gót để phòng ngừa trẹo chân

Chấn thương trẹo chân có nguy hiểm hay không?

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của trẹo chân thường dựa trên các chấn thương kèm theo như bong gân, rách dây chằng và trật khớp hoặc sai khớp.

Đối với trẹo chân, hầu hết bệnh nhân bị căng hoặc rách dây chằng mắt cá ngoài. Vết thương có thể từ kích thước nhỏ nhất, tồn tại trong các sợi tạo thành dây chằng, cho đến rách toàn bộ qua mô. Nếu dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp cổ chân có thể nhanh chóng mất ổn định. Lâu dần, tình trạng này sẽ khiến sụn và xương khớp cổ chân bị tổn thương nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, bong gân mắt cá chân có thể đi kèm với gãy xương và trật khớp mắt cá chân.

Các triệu chứng thường hết nhanh chóng sau một thời gian tự chăm sóc và dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đánh giá y tế là điều cần thiết để xác định mức độ nghiêm trọng và điều trị thích hợp nhất. Vì một số chấn thương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa lành đúng cách. Cụ thể:

  • Biến dạng khớp vĩnh viễn;
  • Hạn chế hoặc không vận động khớp;
  • Đau khớp mãn tính;
  • Viêm khớp;
  • Tổn thương mạch máu và dây thần kinh ở mắt cá;
  • Cục máu đông gây tắc mạch;
  • Khớp mắt cá chân không còn ổn định.

trẹo chân bao lâu thì khỏi 4.jpg

Đau khớp mãn tính là một trong những biến chứng nguy hiểm của trẹo chân

Các phương pháp chẩn đoán trẹo chân

Thông thường, trẹo chân có thể được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều kỹ thuật hình ảnh cũng được sử dụng đồng thời để đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác định các tổn thương kèm theo.

  • Chụp chiếu tia X - quang: Tia X-quang giúp tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc dày đặc, chẳng hạn như xương. Điều này giúp bác sĩ xác định trật khớp hoặc gãy mắt cá chân hoặc bàn chân.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một kỹ thuật rất hiện đại, được sử dụng khi nghi ngờ có chấn thương nghiêm trọng đối với các mô như dây chằng, sụn hoặc xương bị tổn thương trên các bề mặt khớp chân. Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh mặt cắt chi tiết của khớp và mô mềm, từ đó đánh giá chính xác gần như tuyệt đối tình trạng hư hỏng.

Gợi ý phương pháp phòng ngừa chấn thương trẹo chân

  • Duy trì sức mạnh cơ bắp, tăng độ dẻo dai và khả năng giữ thăng bằng.
  • Khi tham gia các bài tập thể chất hay tập thể dục, bạn cần nhớ khởi động kỹ càng trước khi bắt đầu.
  • Cẩn thận khi làm việc, chạy hoặc đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng.
  • Mang giày vừa vặn và phù hợp với hoạt động bạn đang thực hiện. Giày cao gót nên hạn chế sử dụng vì nó dễ gây ra chấn thương.
  • Làm chậm hoặc ngừng các hoạt động của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đớn.
  • Duy trì một thói quen (bao gồm cả các bài tập thăng bằng) để tăng độ ổn định, tính linh hoạt và sức mạnh của mắt cá chân. Ngoài ra, duy trì sự dẻo dai và sức mạnh cơ tốt thông qua tập thể dục cũng là một cách hiệu quả để ngăn ngừa bong gân mắt cá chân.
  • Thường xuyên xoa bóp chân sau khi hoạt động và tập thư giãn các khớp, cơ, gân và dây chằng. Nó cũng kích thích lưu thông máu và duy trì sức khỏe của mô.
  • Nếu khớp bị yếu hoặc bị thương trước đó, bạn nên sử dụng băng hoặc quấn hỗ trợ.
  • Không tham gia các hoạt động gắng sức hoặc tiếp xúc với các môn thể thao khi mắt cá chân của bạn không ổn định và yếu.

trẹo chân bao lâu thì khỏi 5

Cần nhớ khởi động kỹ càng trước khi tập thể dục, thể thao

Trẹo chân là một trong những chấn thương ở mắt cá chân phổ biến nhất. Tình trạng này gây đau, sưng và bầm tím do mô bị tổn thương. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân có tiên lượng sức khỏe tốt nếu được điều trị sớm và phục hồi chức năng tốt. Vì vậy, người bệnh cần xử lý và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay khi tổn thương xảy ra.

Nga Linh

Nguồn Tổng hợp: Tham khảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.