Chất phóng xạ gây ung thư khi nào? Phương pháp điều trị ung thư bằng dược chất phóng xạ
Ngày 30/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Một số các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có sử dụng đồng vị phóng xạ để khảo sát các bất thường trên người bệnh. Vì vậy nhiều người thắc mắc rằng chất phóng xạ gây ung thư khi nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên.
Mối liên quan giữa phơi nhiễm phóng xạ và ung thư chủ yếu dựa trên quần thể tiếp xúc với mức phóng xạ tương đối cao như những người sống sót sau vụ bom nguyên tử của Nhật Bản, những người tiếp nhận thực hiện các thủ thuật y tế giúp chẩn đoán hoặc điều trị. Các bệnh liên quan đến chất phóng xạ gây ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư vú, bàng quang, đại tràng, gan, phổi, thực quản, buồng trứng, đa u tủy và ung thư dạ dày.
Phơi nhiễm phóng xạ và nguy cơ ung thư
Việc tiếp xúc với phóng xạ ở mức độ thấp không gây ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức nhưng có thể làm tăng nguy cơ rủi ro của bệnh ung thư trong suốt cuộc đời. Có những nghiên cứu theo dõi các nhóm người đã tiếp xúc với phóng xạ, bao gồm cả những người sống sót sau bom nguyên tử và công nhân ngành phóng xạ. Những nghiên cứu này cho thấy rằng việc tiếp xúc với phóng xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và nguy cơ tăng lên khi liều lượng tăng lên. Nghĩa là liều càng cao thì nguy cơ càng lớn. Ngược lại, nguy cơ ung thư do phơi nhiễm phóng xạ giảm khi liều giảm, liều càng thấp thì nguy cơ càng thấp.
Liều bức xạ thường được biểu thị bằng millisievert (đơn vị quốc tế). Một liều có thể được xác định từ mức phơi nhiễm bức xạ một lần hoặc từ mức phơi nhiễm tích lũy theo thời gian. Khoảng 99% mọi người sẽ không bị ung thư do phơi nhiễm toàn bộ cơ thể một lần ở mức 100 millisievert hoặc thấp hơn. Ở liều lượng này, sẽ vô cùng khó khăn để xác định mức độ tác động lâu dài của bệnh ung thư do bức xạ gây ra.
Rủi ro thấp đối với một cá nhân vẫn có thể dẫn đến việc tăng số lượng bệnh ung thư khó kiểm soát trong một quần thể lớn theo thời gian. Ví dụ, trong dân số một triệu người, nguy cơ ung thư trong đời của mỗi cá nhân tăng trung bình 1% có thể dẫn đến thêm 10.000 ca ung thư.
Các yếu tố để chất phóng xạ gây ung thư
Các yếu tố để chất phóng xạ gây ung thư có liên quan đến loại phóng xạ tiếp xúc, cách một người tiếp xúc và thời gian một người tiếp xúc. Tất cả những yếu tố này đều quan trọng trong việc ước tính ảnh hưởng của phóng xạ đối với đến sức khỏe.
Rủi ro từ việc tiếp xúc với một chất cụ thể là hạt nhân phóng xạ phụ thuộc vào:
Tiếp xúc bên ngoài là khi nguồn phóng xạ ở bên ngoài cơ thể bạn. Phơi nhiễm bên trong là khi chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn, uống, thở hoặc tiêm (từ một số thủ thuật y tế). Các hạt nhân phóng xạ có thể gây ra mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng nếu hít phải hoặc nuốt phải một lượng đáng kể.
Tốc độ cơ thể chuyển hóa và loại bỏ hạt nhân phóng xạ sau khi nuốt phải hoặc hít phải.
Hạt nhân phóng xạ tập trung ở đâu trong cơ thể và nó tồn tại ở đó bao lâu.
Dược chất phóng xạ trong điều trị ung thư
Ngoài tác động tiêu cực lên cơ thể, hiện nay phóng xạ còn được ứng dụng trong điều trị ung thư qua dược chất phóng xạ. Liệu pháp dược chất phóng xạ (RPT) được thực hiện bằng cách đưa các nguyên tử phóng xạ đến các mục tiêu liên quan đến khối u.
Lợi ích của dược chất phóng xạ
RPT là một phương thức mới để điều trị ung thư, mang lại một số lợi thế so với các phương pháp trị liệu hiện có. Không giống như xạ trị, phóng xạ không được truyền từ bên ngoài cơ thể mà thay vào đó được truyền một cách có hệ thống hoặc cục bộ, giống như hóa trị hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu sinh học. Phóng xạ gây độc tế bào được đưa đến các tế bào ung thư hoặc đến môi trường vi mô của chúng một cách trực tiếp hoặc thông thường hơn là sử dụng các phương tiện phân phối liên kết đặc biệt với các mục tiêu nội sinh hoặc tích lũy bằng nhiều cơ chế sinh lý đặc trưng, cho phép áp dụng phương pháp điều trị nhắm trúng đích mục tiêu.
Các hạt nhân phóng xạ có đặc tính phát xạ khác nhau - chủ yếu là hạt β hoặc hạt α có hiệu lực cao - được sử dụng để phát bức xạ. Trong hầu hết các trường hợp, các hạt nhân phóng xạ có thể được hiển thị bằng kỹ thuật hình ảnh y học hạt nhân để đánh giá mục tiêu của tác nhân, điều này mang lại lợi thế đáng kể so với các phương pháp điều trị hiện tại và cho phép tiếp cận y học chính xác để phân phối RPT.
Dược chất phóng xạ liệu có an toàn?
Bệnh nhân ung thư di căn xa có tiên lượng xấu bất chấp những nỗ lực liên tục với các phương pháp điều trị khác. Do đó, dược phóng xạ mở ra phương pháp trị liệu mới quan trọng. So với hầu hết các lựa chọn điều trị ung thư toàn thân khác, RPT đã cho thấy hiệu quả với độc tính tối thiểu. Ngoài ra, không giống như hóa trị liệu, phản ứng với tác nhân RPT thường không cần nhiều tháng (hoặc chu kỳ) điều trị và thường được quan sát thấy sau một hoặc nhiều nhất là năm mũi tiêm. Các tác dụng phụ như rụng tóc hoặc bệnh lý thần kinh ngoại biên thường ít nghiêm trọng hơn so với hóa trị liệu.
Dược chất phóng xạ được chứng minh là khá an toàn vì khả năng chụp ảnh và tính toán số lượng phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và độc tính tiềm tàng như liều hấp thụ, khả năng cung cấp bức xạ không thấm vào hầu hết các cơ chế kháng thuốc thông thường và khả năng kết hợp RPT với xạ trị ở liều lượng hợp lý và hấp thụ.
Chất phóng xạ gây ung thư sau khi tiếp xúc trong thời gian dài và đi kèm theo một loạt các đặc tính sinh học khác mới biểu hiện ra ở mức gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, dược chất phóng xạ cũng mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân điều trị ung thư vì các lợi ích và tính an toàn mà nó mang lại.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.