Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chè dây chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không?

Ngày 02/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cây chè dây là loại dược liệu thiên nhiên tuy không đắt đỏ nhưng lại có nhiều công dụng với sức khỏe. Chè dây có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày. Vậy cách dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày như thế nào?

Chè dây là dược liệu quen thuộc, có giá thành rẻ nhưng lại nhiều công dụng. Đây là vị thuốc có tác dụng chữa mất ngủ, giải độc, thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ chữa một số bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, chè dây cũng có tác dụng đối với bệnh trào ngược dạ dày. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh rối loạn ở đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới hoạt động không hiệu quả.

Bình thường, cơ này sẽ mở ra để thức ăn đi xuống dạ dày và tự động đóng lại để thức ăn và dịch vị dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt hoạt động kém hiệu quả, acid dạ dày sẽ trào lên thực quản gây tình trạng ợ chua, ợ nóng, đắng miệng, buồn nôn, hít phải thức ăn, viêm thực quản hoặc thanh quản,…

che-day-chua-trao-nguoc-da-day-0.jpg
Có đến 10-20% ở người trưởng thành bị trào ngược dạ dày

Tại sao chè dây chữa trào ngược dạ dày?

Chè dây là chè gì?

Cây chè dây là thực vật thuộc họ nho, còn được biết đến với tên gọi khau rả, bạch liễm, hồng huyết lon, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ, song nho Quảng Đông,... Chè dây có dạng thân leo, thường leo bám vào thân cây khác. Thân và cành cây hình trụ, lá kép lông chim, mọc so le và mép lá có lông.

Chè dây được tìm thấy ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cây chè dây mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là ở miền núi. Ngày nay, chè dây được trồng phổ biến để làm dược liệu. Thân và lá cây là bộ phận chính được sử dụng. Phần rễ cây đôi khi cũng có mặt trong một vài bài thuốc chữa bệnh.

Cây chè dây được thu hoạch khi chưa ra hoa. Lá và thân cây có thể phơi khô và dùng như một loại trà. Không những có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chè dây còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.

che-day-chua-trao-nguoc-da-day-1.jpg
Chè dây được trồng nhiều ở các vùng dược liệu của nước ta

Tại sao cây chè dây chữa được bệnh trào ngược dạ dày?

Dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Cụ thể là:

  • Trong chè dây có chất kháng sinh tự nhiên có thể diệt khuẩn HP và làm sạch dạ dày.
  • Khả năng kháng viêm của chè dây giúp các tổn thương bên trong dạ dày hay tổn thương ở thực quản nhanh lành.
  • Chè dây trung hòa acid dạ dày, giúp giảm triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
  • Trong chè dây có hai thành phần là tanin và flavonoid có tác dụng giảm đau, giảm cảm giác buồn nôn, chữa đầy bụng khó tiêu khá hiệu quả.

Cách dùng chè dây phổ biến nhất là dùng để hãm trà. Bạn có thể dùng chè dây tươi nấu với nước lọc hoặc dùng chè dây khô hãm với nước sôi như trà. Chè dây rất lành tính nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng trà chè dây thay nước lọc. Chè dây sao khô có thể bảo quản để dùng dần. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trà túi lọc như Trà dây Lava. Sản phẩm được sản xuất dạng túi lọc tiện lợi khi sử dụng nhưng công dụng giảm triệu chứng viêm loét hay trào ngược dạ dày không thay đổi.

che-day-chua-trao-nguoc-da-day-2.jpg
Chè dây hãm trà để chữa trào ngược dạ dày

Lưu ý khi dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày

Giống như các cách chữa bệnh bằng thảo dược khác, dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày khá đơn giản và lành tính. Tuy nhiên, để có hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc kiên trì và liên tục. Nếu sử dụng chè dây trong thời gian không đủ dài và sử dụng ngắt quãng, bạn sẽ không thu được hiệu quả như mong đợi.

Chè dây có dược tính cao nên không nên dùng quá nhiều và không nên dùng liều quá đậm đặc. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa 70g chè dây khô. Dùng chè dây quá liều trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Biểu hiện là tình trạng vàng da, vàng mắt, người mệt mỏi.

Bạn có thể nấu nước 1 lần và uống trong ngày nhưng cần bảo quản đúng cách. Không nên để chè dây sang ngày hôm sau, các thành phần trong nước chè biến đổi sẽ gây đau bụng.

Khi mua chè dây, bạn nên chọn địa chỉ uy tín để mua. Chè dây khô sẽ có lớp phấn trắng tự nhiên, bạn cần quan sát kỹ để tránh mua phải chè bị mốc. Nếu cẩn thận, bạn có thể tự mua chè dây tươi về sấy khô, phơi khô hoặc sao vàng để dùng dần. Sau khi sao vàng, bạn nên để chè nguội hẳn mới mang đi bảo quản trong túi hoặc trong hũ. Nếu cất vào túi hoặc hũ khi chè còn nóng sẽ dẫn đến hấp hơi, gây mốc trong quá trình bảo quản.

Cách dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày không phù hợp với người bị bệnh huyết áp thấp. Người bị trào ngược dạ dày không nên dùng chè dây khi bụng trống rỗng, dễ gây cảm giác khó chịu.

che-day-chua-trao-nguoc-da-day-3.jpg
Dùng chè dây đúng cách mới tốt cho sức khỏe

Dùng chè dây không phù hợp nên uống loại thuốc nào?

Một số người không phù hợp để sử dụng chè dây hàng ngày. Một số khác bị bệnh nặng nên dùng chè dây không có tác dụng. Khi đó, uống thuốc chống trào ngược dạ dày sẽ là giải pháp chữa bệnh hiệu quả nhất. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp và giới thiệu loại thuốc tốt nhất. Một số loại thuốc bạn có thể được bác sĩ khuyên dùng như:

  • Omeprazol TVP 20mg với thành phần chính là Omeprazol. Sản phẩm chuyên dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày và hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc còn hiệu quả khi dùng cùng kháng sinh để điều trị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
  • Domperidon với thành phần chính là Domperidone giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Loại thuốc này được bán theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày càng để lâu càng khó chữa và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu áp dụng cách chữa bệnh bằng thảo dược thấy các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm