Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Chế độ ăn cho người cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ngày 17/09/2022
Kích thước chữ

Trên thế giới hiện đang có khoảng một tỷ người bị cao huyết áp. Đây là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ tử vong khá cao. Bệnh thường xảy ra ở những người già và một số người trẻ có tính chất di truyền. Vậy trong chế độ ăn cho người cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Để tìm hiểu đường vấn đề nên ăn gì và không nên ăn gì trong chế độ ăn cho người cao huyết áp, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.

Chế độ ăn cho người cao huyết áp được xây dựng như thế nào?

Chế độ ăn cho người cao huyết áp được xây dựng theo nguyên tắc chung: Phải hạn chế lượng muối ăn, mỗi ngày không sử dụng quá 5g muối.

Với những người có thể trạng thừa, cân béo phì thì phải giảm cân, giảm năng lượng tiêu thụ xuống dưới 35 kcal/kg/ngày.

Năng lượng nạp vào cơ thể được xác định theo thang chỉ số khối cơ thể (BMI):

  • BMI từ 25 - 29,9 năng lượng ăn vào là 1.500 kcal/ngày.
  • BMI từ 30 - 34,9 năng lượng nạp vào là 1.200 kcal/ngày.
  • BMI từ 35 - 39,9 năng lượng ăn vào là 1.000 kcal/ngày.
  • BMI lớn hơn 40 thì năng lượng nạp vào là 800 kcal/ngày.

Những người bị huyết áp cao thường béo phì hoặc bị rối loạn dung nạp đường, cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách không sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng.

Thực phẩm chứa nhiều đường và lipid dễ gây béo phì, tích tụ mỡ thừa đồng thời khiến hàm lượng cholesterol máu tăng cao, gây ra xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, thể trọng tăng lên cũng khiến huyết áp tăng theo. Thể trọng càng tăng nhiều thì huyết áp càng cao. Vì vậy, người bị tiểu đường cần quản lý chế ăn uống nghiêm ngặt để duy trì thể trọng, tránh tình trạng tăng cân.

Chế độ ăn cho người cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì? 1 Chế độ ăn cho người cao huyết áp được xây dựng dựa vào chỉ số cân nặng

Người cao huyết áp không nên ăn gì?

Người huyết áp cao phải giảm lượng đường trong món ăn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đường và đồ uống chứa đường gây ra tình trạng tăng cân ở người lớn và trẻ em. Điều này làm tăng nguy cơ huyết áp cao.

Hơn nữa, các loại đường còn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Khi cơ thể tiêu thụ nhiều đường fructose sẽ kích thích hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm. Đây là cơ chế gây ra tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, tăng giữ natri ở thận và co mạch. Tất cả các đáp ứng này đều dẫn đến tăng nhu cầu oxy của cơ tim và tăng huyết áp.

Người cao huyết áp nên giảm muối

Với những món ăn mặn chứa nhiều muối, người cao huyết áp cần đặc biệt chú ý để hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ.

Muối ăn đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có vai trò trong việc làm huyết áp tăng cao. Theo thống kê, những quốc gia có chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị cao huyết áp nhiều hơn so với những quốc gia ăn ít muối hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi lượng muối trong cơ thể bị dư thừa sẽ dẫn đến tăng lượng dịch trong máu từ đó gây ra cao huyết áp. Hơn nữa, lượng muối ứ đọng trong thành mạch còn làm mạch cứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho huyết áp tăng cao.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Ở người trưởng thành, mỗi ngày nên dùng dưới 2,3g muối, tương đương một thìa cà phê muối ăn sẽ giúp giảm huyết áp 2 - 8 mmHg.

Chế độ ăn cho người cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì? 2 Người huyết áp cao nên hạn chế lượng đường và muối trong khẩu phần ăn

Những thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh và bảo vệ thành mạch, tốt nhất các bạn nên giảm nạp vào cơ thể các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Điều này đặc biệt cần thiết với những người bị tăng huyết áp.

Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo, giúp tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm đã qua chế biến. Nếu tiêu thụ quá nhiều loại chất béo này, cholesterol xấu (LDL) sẽ tăng cao đồng thời giảm mức cholesterol tốt (HDL), từ đó tăng nguy cơ bị huyết áp cao.

Bên cạnh đó, chất béo bão hòa cũng làm tăng cholesterol LDL trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường chứa rất nhiều 2 loại chất béo trên cùng với lượng đường, natri, carbohydrate và ít chất xơ. Vì vậy, hãy giảm sử dụng đồ đóng hộp, xúc xích, đồ chiên rán vỉa hè…

Người huyết áp cao không được uống rượu bia

Nếu uống quá nhiều rượu, huyết áp có thể bị tăng cao. Theo kết quả của các nghiên cứu từ năm 2017, các chuyên gia đã tìm ra mối quan hệ giữa việc uống ít rượu và giảm huyết áp ở những người uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày.

Ở những người không bị tăng huyết áp, không uống rượu bia có thể ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị huyết áp cao. Bên cạnh đó, rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc điều trị huyết áp, vì vậy làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia còn dễ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì, làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.

Chế độ ăn cho người cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì? 3 Người có huyết áp cao không nên sử dụng rượu bia

Người huyết áp cao nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người huyết áp cao nên có những thực phẩm ít chất béo, nhiều vitamin và chất xơ.

  • Các loại rau xanh: Đây là những loại thực phẩm giàu kali, giúp cân bằng nồng độ kali và natri trong cơ thể, từ đó loại bỏ được natri trong nước tiểu và hạ huyết áp. Mọi người nên chọn các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau cải xoăn, rau xà lách, củ cải xanh, rau chân vịt đều…
  • Những loại quả mọng: Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất chứa một lượng lớn hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Việc tiêu thụ flavonoids có thể ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao và hạ huyết áp. Ngoài ra các loại quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây cũng có tác dụng tương tự, nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh.
  • Khoai tây: Khoai tây cũng rất giàu kali và magie, có tác dụng giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa nhiều chất xơ, rất cần thiết trong mỗi bữa ăn của gia đình.
  • Củ cải đường: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, sức khỏe của những người huyết áp cao sau khi uống nước ép củ cải đường được cải thiện đáng kể. Thành phần nitrat có trong nước ép có thể giúp hạ huyết áp.
  • Sữa không đường: Sữa không đường vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, vừa chứa ít chất béo nên rất cần thiết trong chế độ ăn cho người cao huyết áp. Vì vậy thay vì uống các sữa có hàm lượng chất béo cao, mọi người nên sử dụng các loại sữa hoặc sữa chua không đường.
  • Chuối: Chuối là loại quả tuyệt vời dành cho người huyết áp cao bởi nó chứa nhiều kali tự nhiên, tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với những thực phẩm chức năng.
Chế độ ăn cho người cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì? 4 Nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn cho người cao huyết áp

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bị cao huyết áp cũng cần:

  • Nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày nên tập 30 phút các bài tập nhẹ nhàng, 4 - 5 ngày mỗi tuần.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá và tránh môi trường nhiều khói thuốc và bụi bẩn.

Do người cao huyết áp tiềm ẩn nhiều nguy cơ tử vong nên cần phải có chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể dục. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm kiến thức về chế độ ăn cho người cao huyết áp. Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin