Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim là bao nhiêu

Ngày 02/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ở những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, việc phẫu thuật cấy thiết bị hỗ trợ thất trái sẽ mang lại tác dụng giúp kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ các triệu chứng suy tim được cải thiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phương pháp cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim cũng như giải đáp câu hỏi chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái là bao nhiêu nhé.

Với những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị truyền thống thường không mang lại hiệu quả. Do đó, việc sử dụng thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (Left Ventricular Assist Device - LVAD) là một giải pháp mang tính đột phá, giúp người bệnh có thêm hy vọng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống trước hoàn cảnh khó khăn nhất.

Thiết bị hỗ trợ thất trái (LAVD) là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái bao nhiêu tiền, chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho những bệnh nhân bị suy tim.

Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim là bao nhiêu 1
Phương pháp cấy thiết bị thất trái cho người có bệnh lý suy tim

Như chúng ta đều biết, suy tim giai đoạn cuối sẽ dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, ho kéo dài và khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy nội tạng càng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trước đây, ghép tim là giải pháp phù hợp duy nhất trong hoàn cảnh này song chính vì sự khan hiếm trái tim từ những người hiến tặng cũng như giữa bên nhận và bên cho phải có các chỉ số phù hợp với nhau mới có thể tiến hành khiến việc ghép tim trở thành lựa chọn không phổ biến cho nhiều người. Chưa kể, không phải bệnh nhân suy tim nào cũng đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện cuộc phẫu thuật kéo dài và phức tạp như ghép tim.

May mắn thay, sự xuất hiện của những thiết bị hỗ trợ tâm thất trái được ví như một giải pháp cứu cánh cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Thiết bị này có cấu trúc giống như một cái bơm, một đầu được cấy vào tâm thất trái, còn đầu kia gắn vào động mạch chủ. Cơ chế hoạt động của máy là hỗ trợ bơm máu đến hệ thống động mạch ngoại biên, đảm bảo lưu thông máu ở bệnh nhân suy tim. Nhờ đó, các triệu chứng như ho, mệt mỏi, khó thở cũng cải thiện đáng kể.

LVAD hiện được sử dụng cấy ghép như phương pháp điều trị đích, hỗ trợ độc lập chức năng tim chứ không còn là giải pháp điều trị duy trì trong thời gian bệnh nhân chờ cấy ghép tim khi mắc bệnh tim mạch. Điều này đã trở thành yếu tố thay đổi cuộc sống đối với những bệnh nhân có thể không đủ điều kiện để tiến hành việc ghép tim. Đặc biệt, trong những trường hợp suy tim nặng đột ngột do nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác, LVAD càng là giải pháp tối quan trọng. Thiết bị này cung cấp cho tim thời gian nghỉ ngơi cần thiết để phục hồi trước khi tháo bỏ.

Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim là bao nhiêu 2
Thiết bị hỗ trợ an toàn cho trường hợp suy tim nặng hoặc bị nhiễm trùng

Cấy thiết bị hỗ trợ thất trái (LAVD) được thực hiện như thế nào?

Có thể nói, phương pháp cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất trái là một thủ thuật y khoa mang tính cách mạng, giúp trao hy vọng mới cho những người đang phải đối mặt với sự phức tạp của bệnh suy tim, nhất là ở giai đoạn cuối.

Cấy thiết bị hỗ trợ thất trái được tiến hành cho những trường hợp chỉ có tâm thất trái bị suy, còn tâm thất phải không bị ảnh hưởng. Bệnh nhân tăng huyết áp và phụ nữ mang thai được xem xét chống chỉ định tạm thời đối với phương pháp này. Trước khi tiến hành cấy ghép, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nghiêm ngặt, bao gồm xét nghiệm máu, đánh giá chức năng tổng thể của cơ quan trước khi phẫu thuật. Đây đều là những bước quan trọng đảm bảo khả năng tương thích để cấy LVAD thành công.

Cấy ghép LVAD được thực hiện thông qua phẫu thuật mở, đảm bảo đặt thiết bị chính xác nhất trong thời gian từ 4 - 6 tiếng. Theo đó, hai đầu của thiết bị được gắn vào tim và động mạch chủ, có dây cáp kéo dài tới da. Cáp kết nối thiết bị với thiết bị điều khiển bên ngoài và pin. Đáng chú ý, dây cáp này được chế tạo bởi một chất liệu đặc biệt có khả năng giúp vết thương nhanh lành cũng như da mọc trở lại. Tuổi thọ của thiết bị hỗ trợ thất trái khá dài, hoạt động liên tục trong nhiều năm và cũng ít khi hỏng hóc. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn nhưng LVAD có thể bơm 6 - 10 lít máu mỗi phút, vượt qua nhu cầu trung bình của một người trưởng thành.

Sau khi phẫu thuật cấy ghép hoàn thành, bệnh nhân thường hồi phục trong vòng khoảng hai tuần, việc tuần hoàn máu gần như trở lại bình thường. Bệnh nhân có thể quay trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật khi bác sĩ thăm khám và cho phép.

Tuy nhiên, để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, việc tuân thủ điều trị sau phẫu thuật là yếu tố quan trọng giúp đạt được hiệu quả tối ưu. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân nên đeo thiết bị bên ngoài một cách nhất quán, sạc pin hàng ngày và kiểm tra thường xuyên. Sau phẫu thuật, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng cao nhờ lưu thông máu bình thường. Lưu ý việc khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt các loại thuốc được kê đơn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tim mạch. Bệnh nhân không nên tự điều chỉnh thuốc và trong mọi trường hợp đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim là bao nhiêu 3
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đưa ra

Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái (LAVD) cho người suy tim

Sau khi tìm hiểu phương pháp cấy thiết bị hỗ trợ thất trái, nhiều người sẽ thắc mắc chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái là bao nhiêu. Trên thực tế, phương pháp cấy thiết bị hỗ trợ thất trái là một kỹ thuật cao nên chỉ những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao mới thực hiện được. Vì thế, chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim sẽ là khá cao. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá vì một số chi phí trong ca mổ sẽ được bảo hiểm đồng chi trả. Do đó, bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối nên tìm hiểu phương pháp cấy thiết bị này để bảo vệ mạng sống, cải thiệu triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. LAVD hiện nay được đánh giá là kỹ thuật tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực tim mạch can thiệp, do đó bệnh nhân có thể yên tâm thực hiện.

Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái cho người suy tim là bao nhiêu 4
Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái còn dựa vào đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tốt

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về giải pháp hữu hiệu, cứu sinh dành cho những bệnh nhân có tâm thất trái bị suy (tâm thất phải không bị ảnh hưởng). Chi phí cấy thiết bị hỗ trợ thất trái tuy khá cao, song một số chi phí có được bảo hiểm thanh toán nên bạn đừng bỏ qua phương pháp này để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn nhé.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm