Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh động mạch chủ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ

Ngày 11/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh động mạch chủ là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất. Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến áp lực ở động mạch chủ và khiến nó to ra (phình động mạch chủ), rách (bóc tách động mạch chủ) hoặc thậm chí vỡ động mạch chủ. Lưu lượng máu cũng có thể giảm lưu thông qua động mạch chủ khi có tắc nghẽn và có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các cơ quan khác như cánh tay và chân. Những vấn đề này là nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bệnh động mạch chủ là gì?

Các bệnh thuộc bệnh động mạch chủ bao gồm một danh sách nhiều bệnh lý với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Phình động mạch chủ và hội chứng động mạch chủ cấp là những bệnh động mạch chủ phổ biến nhất.

Đường kính thông thường của động mạch chủ là khoảng 40 mm ở những người khỏe mạnh và nhỏ dần khi cách xa trung tâm. Kích thước này có thể khác nhau dựa trên giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể và các tình trạng sức khoẻ khác.

Các bệnh của động mạch chủ bao gồm:

  • Phình động mạch chủ.
  • Giả phình động mạch chủ.
  • Hội chứng động mạch chủ cấp: Bóc tách động mạch chủ, loét động mạch chủ xuyên thấu, tụ máu trong thành động mạch, vỡ động mạch chủ, chấn thương động mạch chủ.
  • Di truyền và nguyên nhân bẩm sinh: Hội chứng Marfan, co thắt động mạch chủ, hội chứng Turner, hội chứng Loeys – Dietz, hội chứng Ehlers – Danlos, hội chứng uốn cong động mạch, hội chứng Aneurysm osteoarthritis, van động mạch chủ hai mảnh.
  • Bệnh động mạch chủ do xơ vữa: Thuyên tắc huyết khối, huyết khối di động, tắc động mạch chủ, tổn thương vôi hoá.
  • Viêm động mạch chủ.
  • Các khối u ảnh hưởng đến động mạch chủ.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch chủ

Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau như bị dao đâm, đau lan tỏa, ngất xỉu, khó thở và đôi khi yếu đột ngột ở một bên cơ thể có thể gợi ý biến cố động mạch chủ. Da ẩm, buồn nôn và nôn, thậm chí sốc cũng là những triệu chứng đi kèm thường gặp. Bệnh động mạch chủ cũng có thể có các triệu chứng của cơn đau tim, chẳng hạn như đau ngực hoặc đau lan đến xương hàm.

Do động mạch chủ kéo dài từ trên tim xuống dưới rốn nên các triệu chứng đau có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo cơ thể.

Bệnh động mạch chủ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ. 4
Đột ngột đau ngực lan tỏa có thể là triệu chứng của bệnh động mạch chủ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch chủ

Di truyền và tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch chủ góp phần đáng kể vào nguy cơ mắc bệnh phình hoặc bóc tách động mạch chủ. Ngoài các yếu tố di truyền và tuổi, những người có các tình trạng dưới đây đều có nguy cơ mắc bệnh động mạch chủ cao hơn, như:

  • Tăng huyết áp: Áp lực máu tăng lên có thể làm suy yếu thành động mạch.
  • Hội chứng Marfan hoặc các tình trạng di truyền khác: Có thể gây ra vấn đề về khả năng tạo mô liên kết của cơ thể.
  • Cholesterol cao hoặc xơ vữa động mạch: Sự hình thành và tích tụ các mảng bám có thể làm tăng tình trạng viêm trong lòng mạch, xung quanh động mạch chủ và các mạch máu khác.
  • Động mạch bị viêm: Mạch máu của cơ thể có thể bị viêm như chấn thương do tai nạn xe hoặc mắc một số bệnh như viêm mạch.
  • Hút thuốc lá: Những người có tiền căn hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh phình động mạch chủ cao gấp ba đến năm lần.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh động mạch chủ?

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh động mạch chủ:

  • Phình động mạch chủ bụng: Theo Hiệp hội phẫu thuật mạch máu, khoảng 200.000 người ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh phình động mạch chủ bụng mỗi năm. Phình động mạch chủ bụng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 10 đối với nam giới ở Mỹ.
  • Phình động mạch chủ ngực: Ít phổ biến hơn, xảy ra với tỷ lệ dưới 10/100.000 người mỗi năm. Nam giới và phụ nữ có nguy cơ như nhau. Bệnh thường gặp hơn ở tuổi càng cao.
  • Vỡ động mạch chủ: Rất hiếm gặp và hầu như luôn luôn do phình động mạch chủ bị vỡ.
  • Bóc tách động mạch chủ: Rất hiếm, xảy ra ở khoảng 3/100.000 người mỗi năm. Có thể gặp ở cả nam và nữ.
  • Hẹp van động mạch chủ:bệnh van tim phổ biến nhất. Hơn 20% người trên 65 tuổi ở Mỹ bị hẹp van động mạch chủ.
  • Tắc động mạch chủ: Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm tích tụ mảng bám trong động mạch, dị tật bẩm sinh và do viêm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh động mạch chủ

Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chủ, bao gồm:

  • Tuổi;
  • Nam giới;
  • Hút thuốc lá;
  • Tăng huyết áp;
  • Cholesterol máu cao;
  • Xơ vữa động mạch (gây ra mảng bám tích tụ trong động mạch);
  • Béo phì;
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh;
  • Rối loạn di truyền như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers – Danlos và hội chứng Loeys – Dietz.
Bệnh động mạch chủ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ. 5
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chủ

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh động mạch chủ

Để chẩn đoán bệnh động mạch chủ trước tiên bác sĩ sẽ khám sức khỏe và thảo luận về tiền căn bệnh và các triệu chứng của người bệnh.

Các xét nghiệm hình ảnh học cũng sẽ được đề nghị dựa trên từng tường hợp và có thể bao gồm:

  • Siêu âm ổ bụng và nội mạch;
  • CT scan và MRI;
  • Siêu âm tim qua thực quản (TEE);
  • Chụp mạch vành;
  • Siêu âm Duplex;
  • Chụp mạch máu.

Phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ hiệu quả

Nếu được chẩn đoán sớm bệnh động mạch chủ có thể được kiểm soát bằng thuốc kết hợp theo dõi thường xuyên và điều chỉnh lối sống.

Các lựa chọn điều trị phẫu thuật bao gồm các thủ thuật xâm lấn tối thiểu (được gọi là sửa chữa nội mạch) hoặc sửa chữa mở. Điều trị phẫu thuật nhằm tái tạo hoặc thay thế vị trí bị ảnh hưởng của động mạch chủ. Các quy trình phẫu thuật bao gồm đặt stent hoặc stent-graft, có thể được đặt thông qua sửa chữa mở, sửa chữa nội mạch (xâm lấn tối thiểu) hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Các phương thức điều trị phổ biến nhất là sửa chữa mở động mạch chủ lên đối với bóc tách loại A và sửa chữa nội mạch động mạch chủ ngực (TEVAR) đối với bóc tách loại B.

Bệnh động mạch chủ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ. 6
Điều trị bệnh động mạch chủ bằng phương pháp phẫu thuật

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh động mạch chủ

Chế độ sinh hoạt

Việc tuân thủ một chế độ sinh hoạt lành mạnh và có lối sống tích cực có thể giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ và kiểm soát bệnh động mạch chủ. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho người bệnh bệnh động mạch chủ:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga và các bài tập thể dục khác có thể giúp giảm áp lực lên động mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân cho những người bị thừa cân và duy trì cân nặng ở mức phù hợp có thể giúp giảm áp lực lên động mạch.
  • Kiểm soát stress: Căng thẳng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh động mạch chủ. Vì vậy, hãy tìm cách giảm căng thẳng bằng các hoạt động như yoga, thiền, massage, và các hoạt động giải trí khác.
  • Điều trị các bệnh đồng mắc: Kiểm soát các bệnh lý liên quan đến bệnh động mạch chủ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, quan trọng là người bệnh bệnh động mạch chủ nên duy trì theo dõi sức khỏe thường xuyên và theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh bệnh động mạch chủ cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, đường và muối. Nên ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và chất xơ. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh động mạch chủ:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để giảm bớt mức độ hấp thu cholesterol trong cơ thể.
  • Thực phẩm giàu protein: Thực phẩm giàu chất đạm như thịt gà, cá, đậu, đậu phụ, hạt, quả khô, sữa và sản phẩm từ sữa, giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ, pho mát, kem, bơ, đồ chiên và thức ăn nhanh.
  • Hạn chế đường và muối: Hạn chế ăn các loại thức uống có đường và các loại thực phẩm chứa nhiều muối, như nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh, nước chấm, nước tương và các loại gia vị.
  • Ăn nhiều rau quả: Nên ăn nhiều rau quả để cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước để giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và hút thuốc lá: Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và hút thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch chủ.
Bệnh động mạch chủ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ. 7
Ăn nhiều rau quả để cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Những lời khuyên trên chỉ mang tính tham khảo và nên được tư vấn thêm bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng người bệnh.

Phương pháp phòng ngừa bệnh động mạch chủ hiệu quả

Các khuyến cáo khuyên nên siêu âm sàng lọc phình động mạch chủ cho nam giới từ 60 tuổi trở lên đã từng hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và cho những người có tiền sử gia đình mắc bệnh phình động mạch. Sàng lọc bệnh phình động mạch chủ có thể cứu sống người bệnh nếu phát hiện sớm.

Bạn có thể phòng ngừa bệnh động mạch chủ bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh:

  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự thuốc lá. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ mạnh đối với bệnh phình động mạch chủ.
  • Nên có chế độ ăn uống tốt cho hệ tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tập thể dục thường xuyên.
Nguồn tham khảo
  1. https://www.tgh.org/institutes-and-services/conditions/aortic-diseases
  2. https://www.utphysicians.com/aortic-disease/
  3. https://www.ohsu.edu/knight-cardiovascular-institute/understanding-aortic-disease

Các bệnh liên quan

  1. Ống phúc tinh mạc

  2. Lỵ trực khuẩn

  3. Sán dây bò

  4. Lou Gehrig

  5. Hạ magie máu

  6. Thoái hóa cột sống

  7. Hội chứng suy giảm miễn dịch

  8. Bệnh nấm da

  9. Bệnh thần kinh quay

  10. Nhiễm trùng nấm Aspergillus