Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng xấu như thế nào?

Ngày 26/01/2021
Kích thước chữ

Cholesterol là thành phần của lipid huyết và nếu chỉ số này cao có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Nhưng nếu chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng xấu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này nhé!

Cholesterol là một thành phần của lipid huyết, nó có liên quan đến quá trình tổng hợp tạo ra vitamin D, một số loại hormone và hỗ trợ hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh. Chúng ta đều biết rằng, nếu chỉ số cholesterol cao sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe. Vậy việc chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Mức cholesterol như thế nào được xem là thấp?

Về bản chất, cholesterol sẽ không tan trong nước nên cần phải được liên kết với protein để tạo thành lipoprotein thì mới di chuyển được trong máu. Cholesterol được phân thành 2 dạng bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Ngoài ra, LDL còn được gọi là cholesterol xấu do nó có khả năng làm tắc nghẽn mạch máu và HDL còn được gọi là cholesterol tốt do nó có khả năng vận chuyển LDL từ máu đến gan để phân hủy và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. 

chi-so-cholesterol-thap-gay-anh-huong-xau-nhu-the-nao-1

Mức cholesterol như thế nào được xem là thấp

Thông thường, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được xem là ở mức bình thường nếu nằm trong khoảng giới hạn như sau:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
  • Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL
  • Chỉ số LDL < 100mg/dL

Tuy nhiên, giới hạn này vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chủng tộc, giới tính và độ tuổi. Do đó, rất khó để xác định chính xác giới hạn nào thì cholesterol thấp. Nhưng nếu chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hoặc chỉ số LDL < 40mg/dL thì nó có thể được xem là rất thấp. 

Chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng xấu như thế nào?

Chúng ta đều biết rằng, chỉ số cholesterol trong máu cao có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tai biến hoặc đột quỵ. Chính vì thế, chỉ số cholesterol thấp thường sẽ có lợi hơn đối với sức khỏe. 

Tuy nhiên trên thực tế, nếu chỉ số cholesterol toàn phần hoặc LDL ở mức quá thấp trong thời gian dài có thể gây ra một số tác động xấu đến cơ thể như:

  • Gây rối loạn hoạt động của các tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục.
  • Khiến chức năng sản xuất hormone của cơ thể bị giảm đi.
  • Làm tăng nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết và các bệnh nhiễm trùng, ung thư.
  • Làm tăng nguy cơ mắc chứng lo lắng, trầm cảm hoặc có thể gây suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ.
  • Nếu chỉ số cholesterol trong thời gian thai kỳ quá thấp có thể gây nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai

chi-so-cholesterol-thap-gay-anh-huong-xau-nhu-the-nao-2

Chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng xấu như thế nào

Như vậy, có thể thấy chỉ số cholesterol thấp cũng là một tình trạng cần được quan tâm và khắc phục vì nếu không kịp thời phát hiện có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Triệu chứng của người có mức cholesterol thấp

Triệu chứng phổ biến khi có mức cholesterol thấp thường là có thể xuất hiện bệnh trầm cảm và lo lắng, cụ thể là người bệnh thường xuyên cảm thấy thất vọng, bi quan ; luôn cảm thấy lo lắng, bất an và bồn chồn trong người ; tâm thần lú lẫn, khó tập trung và khó khăn khi đưa ra quyết định ; tâm trạng thay đổi, dễ bị kích động ; chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên bị mất ngủ trong thời gian dài.

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mức cholesterol của bản thân đang giảm xuống thấp hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào trên đây thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất với tình trạng của bạn.

chi-so-cholesterol-thap-gay-anh-huong-xau-nhu-the-nao-3

Trầm cảm và lo lâu có thể là triệu chứng của người có mức cholesterol thấp

Làm thế nào để tăng mức cholesterol lên?

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có tác dụng làm tăng cholesterol toàn phần. Đối với HDL (cholesterol tốt) thì có thể làm gia tăng nồng độ trong máu bằng cách sử dụng thuốc statin. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mặc dù sẽ rất khó để làm tăng chỉ số cholesterol như mong muốn nhưng bạn vẫn có thể suy trì được lượng cholesterol ở mức ổn định bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa để giảm bớt lượng chất béo bão hòa. Đồng thời tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại hoa quả… và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó, bột yến mạch, hạt chia… 
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp: Điều này sẽ giúp làm tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Hạn chế sử dụng rượu bia: Việc uống một ly rượu vang trắng vừa phải mỗi ngày có thể làm tăng mức độ HDL. Nhưng điều này không được khuyến khích bởi nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, suy tim và đột quỵ. 
  • Không hút thuốc lá: Điều này sẽ giúp mức cholesterol HDL trong máu được cải thiện đáng kể, đồng thời giúp các chức năng phổi, huyết áp, nhịp tim được cải thiện đáng kể.
  • Rèn luyện sức khỏe: Việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn khoảng 20-30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, làm giảm giảm mức LDL có hại và tăng HDL có lợi.

Nói tóm lại, mức cholesterol thấp hay cao đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol, kết hợp với một lối sống khoa học để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ về vấn đề chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng xấu như thế nào trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin