Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số tưới máu PI là gì? Chỉ số tưới máu PI bình thường là bao nhiêu?

Ngày 18/01/2023
Kích thước chữ

Để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn không thể bỏ qua chỉ số tưới máu PI. Vậy bạn có biết chỉ số tưới máu PI là gì, chỉ số tưới máu PI bình thường là bao nhiêu không?

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người không chỉ nghĩ tới cái ăn, cái mặc mà còn quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân và gia đình. Với những người thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, PI có lẽ là chỉ số quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, đây vẫn là những số liệu hết sức xa lạ với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng độc giả tìm hiểu về chỉ số tưới máu PI, vai trò và phương pháp đo chỉ số này nhé! 

Chỉ số tưới máu PI là gì? 

Chỉ số tưới máu trong tiếng Anh là Perfusion Index, được viết tắt là PI. Chỉ số này là kết quả biểu thị cho khả năng vận chuyển máu đến các cơ quan gián tiếp qua đầu ngón tay. Nhờ vào chỉ số này mà bác sĩ có thể đánh giá khả năng vận chuyển của mạch máu đến khắp cơ thể. 

Chỉ cần chỉ số này xuất hiện thay đổi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được các bệnh lý khác nhau như: Thiếu máu, bệnh nan y, mãn tính, ung thư,... Tuy nhiên, chỉ số tưới máu PI chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, thể trạng,... của từng đối tượng bệnh nhân. 

Chỉ số tưới máu PI là gì? Chỉ số tưới máu PI bình thường là bao nhiêu? 1 Chỉ số tưới máu PI là gì? Chỉ số PI biểu thị cho khả năng vận chuyển máu đến các cơ quan 

Chỉ số tưới máu PI bình thường là bao nhiêu? 

Như đã nói ở trên, chỉ số tưới máu PI chỉ mang tính chất tương đối nên không có số liệu chính xác. Thông thường, chỉ số này sẽ giao động trong khoảng từ 0,02% - 20%, tức là từ cường độ mạch yếu đến cường độ mạch mạnh. Người ta thống kê được ở người khỏe mạnh, chỉ số tưới máu an toàn sẽ nằm ở mức 3 - 9%. 

Chỉ số PI có thể dễ dàng thay đổi nếu lưu lượng máu trong cơ thể tăng và giảm, hoặc các động mạch ở ngón tay hẹp hoặc mở rộng. Việc bạn vừa thức dậy vào buổi sáng hoặc đo chỉ số ngay sau khi vận động cũng ảnh hưởng đến chỉ số tưới máu PI của cơ thể. 

Chỉ số tưới máu PI có ý nghĩa như thế nào? 

Thông thường, người ta chỉ thực hiện đo lường chỉ số tưới máu PI đối với những người mắc bệnh nặng, bệnh nhân cần phẫu thuật. Trong trường hợp trước khi tiến hành ca phẫu thuật, chỉ số tưới máu cao có liên quan trực tiếp đến thời gian nạp lại mao mạch hoặc cơ thể có sự chênh lệch nhiệt độ từ đầu đến chân. 

Chỉ số PI cao 

Chỉ số tưới máu càng cao thì lưu lượng máu truyền đến ngón tay càng lớn. Điều này chứng tỏ huyết áp của người bệnh đang dần tăng lên, mạch máu ngoại vi bắt đầu giãn nở khiến cho việc gây tê tủy sống không hiệu quả. Lúc này, các bác sĩ sẽ cần đến các giải pháp gây mê khác để sẵn sàng bước vào ca phẫu thuật. 

Chỉ số tưới máu PI là gì? Chỉ số tưới máu PI bình thường là bao nhiêu? 2 Bất cứ trường hợp gây tê tủy sống nào cũng đều cần đến đo lường chỉ số PI 

Chỉ số PI thấp 

Chỉ số PI thấp thường chỉ xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Các chuyên viên y tế sẽ dựa vào số liệu này để đánh giá một số bệnh lý cấp tính mà trẻ có nguy cơ mắc phải. 

Chỉ số tưới máu PI bất thường do bệnh lý nào gây ra? 

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số tưới máu PI, đặc biệt là hệ thần kinh và trạng thái tinh thần của người bệnh. Vì vậy, không thể dựa vào một chỉ số PI để chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác mà các bác sĩ cần theo dõi linh hoạt nhiều chỉ số khác nhau như: SpO2 – nồng độ oxy trong máu, huyết áp và nhịp tim. 

Nếu phát hiện ra sự bất thường xảy ra cùng lúc ở tất cả hoặc một vài chỉ số trên, rất có thể người bệnh đã mắc phải các trường hợp sau: 

  • Ung thư; 
  • Bệnh ở giai đoạn nặng;
  • Các bệnh cấp tính; 
  • Phương pháp gây mê bị thất bại. 
Chỉ số tưới máu PI là gì? Chỉ số tưới máu PI bình thường là bao nhiêu? 3 Các khối u gây ung thư có thể làm thay đổi chỉ số PI 

Có thể đo chỉ số PI tại nhà không? 

Ngày nay, có rất nhiều người tìm mua chiếc máy đo chỉ số tưới máu PI tại nhà, đặc biệt là những gia đình có người mắc bệnh nặng. Việc kiểm soát chỉ số PI thường xuyên sẽ giúp bạn đối phó kịp thời với các trường hợp khẩn cấp, sức khỏe người bệnh suy giảm đột ngột. 

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời các dòng máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) và đo nhịp tim (PRbpm). Loại máy này có thể cùng lúc đo được cả chỉ số tưới máu PI. Máy được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, màn hình điện tử dễ nhìn, dễ sử dụng và phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì vậy, nếu gia đình bạn có trẻ sơ sinh, người già hoặc phụ nữ mang thai, còn chần chừ gì mà không tìm mua sản phẩm này. Thiết bị này sẽ giúp việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về chỉ số tưới máu PI và ý nghĩa của chỉ số này. Bạn hãy ứng dụng linh hoạt những kiến thức y khoa này vào việc chăm sóc sức khỏe và kiểm soát bệnh tật cho cả bản thân và gia đình nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin