Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây mè đất là một loại dược liệu có mùi thơm, vị cay đắng, dùng nhiều trong các bài thuốc chữa cảm mạo, viêm họng, ho gà, ghẻ lở, viêm xoang. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách dùng cây mè đất trị viêm xoang.
Cây mè đất là loài thảo mộc mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Hình dáng bên ngoài của cây mè đất khá giống với cây vừng nên có thể nhiều người đã từng nhìn thấy mà không biết. Đây là một trong những cây thuốc chữa viêm xoang tuy dân dã nhưng lại hiệu quả. Nếu muốn tìm hiểu về cách dùng cây mè đất trị viêm xoang, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Cây mè đất có tên khoa học của mè đất là Leucas Aspera. thuộc họ hoa môi. Đây là loài thân thảo, có thân vuông, mọc thẳng, nhiều cành nhánh. Cành cây có lông, gốc hóa gỗ. Cây mè đất cao từ 20 - 40cm, sống hằng năm. Lá cây hình mũi mác, mép lá có răng cửa, hai mặt lá có lông. Hoa của cây mè đất mọc thành chùm, màu trắng. Quả có hình trứng và nhẵn.
Cây mè đất mọc hoang, thường mọc thành quần thể, ưa sáng và phát triển khá nhanh. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy quần thể cây mè đất ở các vùng đồi, ven từng, nương rẫy. Cây bắt đầu mọc từ hạt khoảng từ tháng 3. Đến tháng 8 hằng năm là có thể thu hoạch làm dược liệu.
Trong Đông y, cây mè đất có vị cay, tính ấm, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ xa xưa, loài thảo dược này đã được dùng trong các bài thuốc giải biểu, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái và bài thuốc trị nhiều bệnh khác như:
Không chỉ ở nước ta, cây mè đất còn được dùng làm thuốc chữa bệnh tại nhiều quốc gia khác. Người dân Malaysia dùng lá cây này để tẩy giun, làm thuốc an thần, chữa vết thương hở. Người dân Ấn độ dùng cây mè đất để chữa rắn hoặc bò cạp cắn, hạ sốt, chữa bệnh vàng da. Còn tại Thái Lan, loài cây này hay được các bà mẹ dùng làm mẹo cai sữa cho trẻ.
Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong cây mè đất có chiết xuất Trichophyton. Đây là thành phần có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh. Vi khuẩn và nấm là 2 tác nhân gây bệnh viêm xoang. Vì vậy, cây mè đất có thể tiêu diệt bớt tác nhân bệnh trú ngụ trong xoang, giúp bệnh viêm xoang nhanh chóng được kiểm soát.
Các thành phần kháng viêm trong cây mè đất có tác dụng giảm triệu chứng sưng viêm, tấy đỏ trong xoang. Nhờ đó, cảm giác đau nhức hoặc căng tức vùng xoang mũi giảm đi đáng kể. Khi xoang giảm sưng viêm sẽ thông thoáng hơn, dẫn lưu dịch tốt hơn và giảm tình trạng ngạt thở - một triệu chứng viêm xoang khá điển hình.
Các bệnh nhân viêm xoang cũng thường bị ho nhiều, viêm họng do dịch nhầy chảy xuống họng. Cây mè đất cũng có tác dụng trị ho và đau họng khá hiệu quả nên tốt cho người bị viêm xoang.
Muốn dùng cây mè đất trị viêm xoang, bạn có thể áp dụng cách sau:
Với cách chữa bệnh này, bạn dùng cả thân và lá cây mè đất rửa sạch, để ráo, giã nát cùng chút muối tinh và vắt lấy nước cốt. Nước cốt cây mè đất bạn dùng để nhỏ vào lỗ mũi. Mỗi lần chỉ nên nhỏ 2 giọt vào một bên mũi. Đợi khoảng 3 - 5 phút, bạn day mũi rồi xì ra. Ngày áp dụng khoảng 2 - 3 lần như vậy.
Các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc mũi, xoang để giảm sưng đau nhanh chóng. Cách này cũng giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang, từ đó việc vệ sinh xoang, mũi dễ dàng hơn. Người bệnh viêm xoang cũng vì thế mà thấy dễ thở hơn.
Một số dược liệu khác khi kết hợp với cây mè đất sẽ làm gia tăng hiệu quả trị viêm xoang. Điều hình là cam thảo, xạ can, bồ công anh - những thảo dược lành tính có tác dụng long đờm, giảm ho, hạ sốt, giảm viêm.
Cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm đau, kháng viêm. Bồ công anh cũng có tác dụng tương tự và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên. Xạ can giúp tiêu đờm, tán huyết, nhiễm trùng xoang, viêm họng.
Với bài thuốc này, bạn dùng 20g cây mè đất, 20g bồ công anh, 10g xạ can, 16g cam thảo. Các nguyên liệu này cần rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ. Khi nước thuốc cô lại còn 200ml có thể tắt bếp. Nước thuốc chia thành 2 - 3 lần, uống trong ngày và uống khi ấm.
Khi dùng cây mè đất trị viêm xoang theo những bài thuốc trên đây, người bệnh cần lưu ý:
Trước khi dùng cây mè đất trị viêm xoang hay áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân, đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa bệnh viêm xoang hiệu quả nhất. Bệnh viêm xoang cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời để tránh viêm xoang cấp phát triển thành viêm xoang mạn tính và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.