Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chia sẻ cách đánh cảm bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Gừng từ xưa đến nay vẫn luôn được xem là một trong những vị thuốc quý trong Đông y với tác dụng làm ấm cơ thể. Trong bài là những chia sẻ về đánh cảm bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện.

Bên cạnh đánh cảm bằng trứng, dầu gió, người ta còn thường áp dụng cách đánh cảm bằng gừng. Thế thì bạn đã biết cách đánh cảm bằng gừng như thế nào cho đúng chưa? Nếu chưa thì hãy nhanh chóng tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé! 

Cách đánh cảm bằng gừng đơn giản hiệu quả

Gừng từ xưa đến nay vẫn luôn được xem là một trong những vị thuốc quý trong Đông y với tác dụng làm ấm cơ thể. Không chỉ có thể sử dụng gừng để đánh cảm mà còn dùng bài thuốc này trong việc chữa đau bụng, đầy hơi khó chịu, lạnh bụng,… Đánh cảm bằng gừng có hai cách đó là dùng gừng ngâm rượu đã lâu hoặc có thể dùng gừng tươi và rượu. Cách thực hiện đánh cảm bằng gừng cụ thể như sau: 

Chuẩn bị:

  • Rượu gừng hoặc gừng tươi và rượu (bạn có thể dùng rượu gạo, rượu nếp,…). Rượu càng nặng độ sẽ càng có tác dụng đánh cảm tốt hơn. 
  • Chuẩn bị thêm một khăn mỏng sạch.
  • Gừng tươi rửa sạch sau đó đập dập. 
  • Cho gừng đã đập vào trong khăn mỏng. 
  • Nhúng khăn vào bát rượu mạnh đã chuẩn bị. 

Thực hiện cách đánh cảm bằng gừng:

Bạn thực hiện thao tác vuốt từ đỉnh đầu xuống người gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong, bên ngoài, lòng bàn tay và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân. Cuối cùng vuốt các vùng có thể phía sau như đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân. 

Việc thực hiện đánh cảm bằng gừng cần thực hiện từ 5 - 10 phút bạn nên nhúng gừng vào rượu và đánh lên cơ thể. Khi khăn đã khô thì tiếp tục nhúng và rượu và đánh tiếp cho hết các phần trên cơ thể. 

Chia sẻ cách đánh cảm bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện 1 Cách đánh cảm bằng gừng chỉ phù hợp khi bị cảm lạnh, không sử dụng khi bị cảm nắng.

Cách đánh cảm bằng gừng chỉ nên thực hiện với tình trạng cảm lạnh. Với người bị cảm nắng không nên thực hiện cách đánh cảm này. Vì khi bị cảm nắng nhiệt độ cơ thể cao nên không dùng gừng sẽ làm cơ thể nóng hơn gây ra những nguy hiểm. Khi đánh cảm bằng gừng cần thực hiện ở không gian kín gió, người bệnh sau khi đánh cảm cần tránh gió, mặc quần áo, không nên tắm liền mà cần chờ khoảng 30 phút thì có thể dùng nước ấm lau người. 

Cách dùng gừng để trị cảm

Ngoài cách đánh cảm bằng gừng giúp trị cảm ra thì còn có những cách làm khác để giúp trị cảm mà các bạn có thể tham khảo áp dụng. 

Trị cảm bằng trà gừng mật ong

Sử dụng gừng và mật ong trị cảm là cách làm khá phổ biến đây cũng là cách làm đơn giản. Trà gừng mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm các triệu chứng cảm như nghẹt mũi, giúp cơ thể ấm lên. 

Chia sẻ cách đánh cảm bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện 2 Ngoài cách đánh cảm bằng gừng, bạn có thể pha trà gừng và mật ong để giải cảm hiệu quả.

Bạn chỉ cần dùng một củ gừng rửa sạch cạo vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho vài lát gừng vào ly nước, đổ thêm nước sôi và chờ khoảng 5 phút. Sau đó cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều và uống từ từ. Ngoài ra nếu không dùng gừng tươi, các bạn có thể dùng trà gừng dạng bột cũng rất tiện lợi. 

Trà sả gừng

Sự kết hợp giữa sả và gừng sẽ các tác dụng chống viêm hỗ trợ trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh mùa hè một cách hiệu quả. Vì thế khi bị cảm bạn không nên bỏ qua bộ đôi này. Bạn chỉ cần cho gừng đã nạo và sả vào nước đang sôi và đậy nắp lai. Sau đó, đợi khoảng 3 - 4 phút rồi cho thêm một muỗng mật ong là có thể dùng ngay. Bạn nên dùng trà khi còn ấm để có tác dụng tốt nhất. 

Trà chanh gừng

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chanh và gừng để trị cảm. Đây đều là những nguyên liệu rất dễ kiếm và thường có sẵn trong nhiều gia đình. Gừng có tác dụng chống viêm làm ấm cơ thể. Chanh có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Bạn chỉ cần nấu gừng sau đó cho thêm ít chanh và uống trà lúc còn ấm. 

Cháo gừng

Khi bị cảm cúm bạn nên bổ sung chất lỏng như nước và các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa. Cháo gừng sẽ là một lựa chọn phù hợp để giúp các bạn nhanh chóng bình phục sức khỏe. Đây cũng là món ăn thanh đạm dễ tiêu, giúp kích thích vị giác. Bạn vo gạo, nấu cháo sau khi cháo chín thì cho thêm vài lát gừng tươi và một ít hành lá, tía tô để giúp tăng cường tác dụng giải cảm tốt hơn. 

Lưu ý khi dùng gừng trị cảm

Một số lưu ý trong việc trị cảm bằng gừng:

  • Gừng có tính cay và nóng nên sử dụng nhiều có thể gây nóng trong người. 
  • Khi dùng gừng đánh cảm bôi ngoài ra không nên bôi quá nhiều khiến da bị kích ứng nhất là với làn da nhạy cảm. 
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều gừng. 
  • Việc sử dụng gừng trị cảm chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ, hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. 
  • Việc sử dụng gừng liều cao có thể ảnh hưởng tới khả năng đông máu, thế các bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngoài ra, trong tình trạng cảm nặng, tốt nhất các bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám, uống thuốc. Người bệnh cũng cần nghỉ ngơi có chế độ chăm sóc phù hợp để giúp phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất. 
Chia sẻ cách đánh cảm bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện 3 Khi đánh cảm bằng gừng, không nên chà xát mạnh để tránh làn da bị tổn thương.

Qua những chia sẻ trên đây về cách đánh cảm bằng gừng, hy vọng các bạn thêm những thông tin cần thiết và hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị cảm. 

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mùa hè