Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Chịu đựng là gì? Phải làm sao để tăng sức chịu đựng áp lực?

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ

Mỗi cá nhân có sự chịu đựng khác nhau và sức chịu đựng của con người về khía cạnh tâm lý ít được ai quan tâm. Ngày nay khi sức khoẻ tâm lý ngày càng được chú trọng thì câu hỏi chịu đựng là gì được nhiều người đặt ra.

Khả năng chịu đựng của con người về khía cạnh sức khỏe thể chất đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Tuy nhiên về mặt sức khoẻ tâm lý thì đây vẫn là một vấn đề mới. Thực tế trong cuộc sống, người Việt thường đánh đồng việc chịu đựng là nhu nhược bởi không dám đối đầu với tình huống. Vậy cụ thể chịu đựng là gì? Cải thiện sức chịu đựng áp lực ra sao?

Chịu đựng là gì?

Về mặt tâm lý, chịu đựng được biết đến là con người đối diện trước tổn thương, bất lợi, sự lợi dụng của người khác bằng cách không chống đối, không “vùng lên” mà mặc nhiên cam chịu, coi như chấp nhận và cố gắng thích ứng với điều kiện không thuận lợi. Vậy nên mỗi một cá nhân sẽ có sức chịu đựng riêng biệt hay còn được gọi là “giới hạn bản thân”. Khả năng chịu đựng luôn tồn tại song hành trong cách sống của chúng ta tuy nhiên chúng khá đa dạng:

Trong công việc, khả năng chịu đựng là gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và lợi ích của sự việc mang lại mà khả năng chịu đựng của con người cũng có sự chênh lệch. Có thể hiểu, đứng trước sự việc mang lợi ích lớn hơn thì sức chịu đựng của con người cũng nhiều hơn. Ví dụ đơn giản như trước một công việc có thu nhập thấp và gặp phải nhiều khó khăn, áp lực, nhân sự có xu hướng nghỉ việc dễ dàng hơn so với công việc có thu nhập cao.

Chịu đựng là gì? Phải làm sao để tăng sức chịu đựng áp lực? 1
Trong công việc, sức chịu đựng con người tỉ lệ thuận với tầm quan trọng và lợi ích 

Trong mối quan hệ, khả năng chịu đựng biểu hiện như thế nào?

Các mối quan hệ xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, mối quan hệ xã giao đều có tác động đến sự chịu đựng của cá nhân. Và mối quan hệ càng thân thiết thì sức chịu đựng của con người cũng càng cao. Ví dụ như cha mẹ luôn tha thứ, bao dung trước sự bướng bỉnh, nghịch ngợm của con cái. Tuy nhiên với người lạ hay hàng xóm thì không, tình huống xấu nhất là chấm dứt mối quan hệ.

Chịu đựng và nhu nhược khác nhau như thế nào?

Sau khi tìm hiểu chịu đựng là gì, ta cùng điểm qua một vài thông tin về sự nhu nhược. Bởi trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi sự chịu đựng lại bị đánh đồng là nhu nhược. Thực tế, nhu nhược là trạng thái tâm lý hay có ở người yếu đuối. Họ sẽ thiếu quyết đoán, thiếu sự cương quyết và không có chính kiến riêng của bản thân. Khi gặp khó khăn, người nhu nhược thường buông xuôi, im lặng và học cách chấp nhận. Biểu hiện của người sống nhu nhược là gì?

  • Sĩ diện “hão”: Khá nghịch lý nhưng những người nhu nhược thường cố chứng tỏ bản thân là người gia trưởng, thông minh, hiểu biết rộng, dám đương đầu với khó khăn. Tuy nhiên thực tế họ lại thường là người im lặng, rất khó để tự quyết định và rất nghe theo ý kiến số đông.
  • Ít nhận lỗi về bản thân, thiếu kiên nhẫn: Người nhu nhược thường từ chối nhận lỗi, hay đổ lỗi cho người khác. Đặc biệt những ai có tính nhu nhược thường kiếm chế cảm xúc nóng giận kém, thiếu điềm tĩnh và thiếu sự kiên nhẫn để thực hiện một công việc thật hoàn hảo.
Chịu đựng là gì? Phải làm sao để tăng sức chịu đựng áp lực? 2
Sự khác nhau giữa nhu nhược và chịu đựng là gì là thắc mắc được đặt ra

Vậy sự nhu nhược khác chịu đựng là gì? Chịu đựng là một sự lựa chọn, không phải là tính cách. Sức chịu đựng đi kèm với lý trí sẽ giúp con người “gồng mình” bền bỉ hơn trước những tình huống khó khăn. Ranh giới của chịu đựng và nhu nhược nằm ở việc bản thân biết lúc nào nên im lặng là tốt, biết lúc nào nên đáp trả để bảo vệ bản thân, bảo vệ sự tử tế và chính trực.

Cách gia tăng sức chịu đựng áp lực khoa học

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực ngày càng gia tăng. Lúc này khả năng chịu đựng áp lực được cho là rất cần thiết để người trẻ rèn luyện. Đây là cách thức ứng phó của bản thân với áp lực công việc, cuộc sống cũng như giữ được năng lượng tích cực để sống và làm việc. Vậy cách gia tăng sức chịu đựng là gì?

Chấp nhận hoàn cảnh thực

Một khi xảy ra áp lực trong cuộc sống hay công việc, bạn cần có kỹ năng chấp nhận hoàn cảnh. Việc cố chối bỏ hoàn cảnh thực sẽ khiến bạn thêm mệt mỏi và mất năng lượng. Chấp nhận sẽ là kỹ năng đầu tiên để bạn nhìn nhận rõ vấn đề, bắt đầu thấu hiểu và đưa ra hành động phù hợp.

Thiền, viết nhật ký

Ngồi thiền được xem là cách hiệu quả để bạn tách mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Khi thiền, tâm trí sẽ dừng lại và cơ thể được thư giãn. Chỉ cần ngồi thiền 10 - 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ ít căng thẳng hơn, không còn sợ hãi. Tương tự viết nhật ký sẽ giúp bạn quản lý được cảm xúc của mình, viết ra như cách giải bày tâm tư, suy nghĩ và một khi bạn đọc lại sẽ thấu hiểu rõ ràng hơn vấn đề mà mình đang gặp phải.

Chịu đựng là gì? Phải làm sao để tăng sức chịu đựng áp lực? 3
Viết nhật ký giúp bạn quản lý áp lực tốt hơn

Bình tĩnh đưa ra lựa chọn

Sự lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và lý trí của con người. Việc của bạn là phải giữ bình tĩnh để tìm được cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất. Tuyệt đối không để bản thân rơi vào “trạng thái nạn nhân” để đủ tỉnh táo đưa ra hành động thích hợp.

Nhìn từ góc độ khác

Tại sao người ngoài cuộc luôn sáng suốt hơn người trong cuộc? Bởi lẽ cùng một vấn đề nhưng nếu bạn đủ bình tĩnh để phân tích và nhìn chúng dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Các chuyên gia tâm lý khuyến khích hãy tập nhìn vấn đề dưới dạng “bức tranh lớn” thay vì bị mắc kẹt vào các chi tiết nhỏ.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc chịu đựng là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về đặc điểm tâm lý này cũng như có cho bản thân cách chịu đựng áp lực để sống và làm việc tốt hơn. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin