Tha thứ cho bản thân bằng cách nào? Lời khuyên khi thực hành tha thứ để nâng cao sức khỏe tinh thần
Ngày 05/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế có những lúc chúng ta dễ tha thứ cho người khác nhưng lại tự dằn vặt bản thân chỉ vì những thất bại cá nhân. Học cách tha thứ cho chính mình là quãng đường giúp bạn vượt qua những hối hận, sai lầm, tổn thương góp phần tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh hơn. Vậy làm cách nào để tha thứ cho bản thân?
Nhắc đến sự tha thứ, mọi người thường chỉ nghĩ đến việc tha thứ cho người khác mà quên mất một đối tượng rất quan trọng cũng rất cần được tha thứ chính là bản thân chúng ta.
Tha thứ cho bản thân là gì?
Tha thứ được hiểu là quyết định có chủ ý nhằm loại bỏ những cảm xúc giận dữ, oán giận với người mà bạn tin rằng đã làm sai trái với mình. Tuy nhiên, trong khi chúng ta có thể khá hào phóng với việc tha thứ cho người khác thì tha thứ cho bản thân lại khó khăn hơn nhiều.
Có thể hiểu tha thứ cho bản thân là việc tha thứ cho chính mình vì đã gây tổn thương cho bản thân (xét trong mối quan hệ với chính mình) và tha thứ cho bản thân vì đã gây hại cho người khác (xét trong mối quan hệ giữa cá nhân mình với người khác). Tương tự như tha thứ, tự tha thứ cho bản thân có nghĩa là chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn với chính mình, cố tình giải phóng sự tức giận, nỗi đau và cảm giác tội lỗi. Từ đó đạt đến cảm giác bình yên trong tâm hồn và học hỏi từ những sai lầm trước đây.
Tha thứ cho bản thân bằng cách nào?
Bạn có thể thực hiện quá trình tha thứ cho bản thân bằng cách sau:
Thực hành tha thứ cho bản thân
Tìm hiểu vì sao bạn cần tha thứ cho bản thân. Đối mặt với những sự kiện đã trải qua có thể khiến bạn có cảm giác không thoải mái. Nhưng khi nhận ra sai lầm của chính mình, bạn sẽ cảm thấy có lỗi và có nhu cầu được tha thứ.
Chấp nhận bản thân sai lầm không khiến bạn trở thành một người xấu. Mọi người đều mắc phải lỗi lầm tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đừng tự cho mình là người tồi tệ chỉ vì một sai lầm nào đó mà hãy xem đó là một trải nghiệm học hỏi.
Đừng sợ phải bắt đầu lại, để thực sự tha thứ cho bản thân, hãy hiểu rằng không có gì sai khi bắt đầu lại. Thậm chí, việc học cách tha thứ cho chính mình là một cơ hội để tái tạo bản thân. Hãy sử dụng những kinh nghiệm đã trải qua để xây dựng một phiên bản tốt hơn của chính bạn.
Điều chỉnh, đổi mới tư duy bằng việc học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Thiết lập mục tiêu cho tương lai giúp bạn tập trung vào những thay đổi tích cực mà bạn có thể thực hiện. Việc học từ những sai lầm có thể giúp bạn phát triển tư duy mạnh mẽ hơn và tạo ra sự tiến bộ.
Bỏ qua quá khứ
Nhận ra rằng không ai là hoàn hảo, bạn có thể cảm thấy muốn tha thứ cho chính bản thân do những hành động đã chống lại người khác. Nhưng trước tiên bạn phải thừa nhận rằng không nên đổ lỗi cho hành động của người khác. Bởi mọi người đều từng mắc phải sai lầm và không phải lần nào chúng ta cũng làm hết sức mình. Nhận ra điều này là bước quan trọng trong hành trình tự phục hồi bản thân.
Đừng sống mãi trong lỗi lầm của quá khứ. Việc học từ những sai lầm là quan trọng, nhưng việc lạc quan và tập trung vào hiện tại sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Ám ảnh về những hành động đã qua có thể ngăn chặn ý thức thực tế của bạn. Thay vào đó, hãy đặt tâm trí vào thời điểm hiện tại và xem xét cách bạn có thể làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai.
Lập kế hoạch cho một tương lai tươi sáng không bị gò ép bởi quá khứ ngay từ bây giờ. Hãy thực hiện việc sửa chữa và tiến về phía trước cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn rơi vào một tình huống tương tự gây rối loạn cảm xúc trong quá khứ hãy cố gắng tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát.
Học cách để tâm. Tự nhận thức về những hành động hiện tại có thể chữa lành các vết thương trong tương lai. Bằng cách nuôi dưỡng ý thức mạnh mẽ và chấp nhận hành động của bản thân, bạn sẽ xây dựng một tương lai tích cực hơn và dần dần tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ.
Xem xét, suy nghĩ lại về các quyết định trong quá khứ. Bạn không muốn trải qua những sai lầm nhưng cần phải học từ những lỗi lầm đó để bước tiếp một cách mạnh mẽ hơn.
Xác định các tình huống gây cho bạn cảm xúc mạnh. Khi đã xác định được tình huống khiến bản thân có cảm xúc tiêu cực hay cảm thấy không thoải mái, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp hơn.
Tuyên truyền về sự tha thứ cho bản thân cũng như người khác
Hãy để người khác bước vào cuộc sống của bạn. Tha thứ là một con đường hai chiều nên bạn cần để người khác bước vào cuộc sống của mình và cho bạn lời khuyên cũng như cách thức để tha thứ cho bản thân. Trò chuyện, tiếp xúc với những người thân yêu sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình vật lộn với sự tự tha thứ.
Phác thảo và vạch ra một giải pháp hoặc kế hoạch chi tiết. Điều này giúp bạn xác định rõ điều cần tha thứ và tập trung vào từng bước để đạt được mục tiêu. Đồng thời đưa ra chỉ dẫn về việc tha thứ cho bản thân hoặc cho người khác.
Chịu trách nhiệm về hành động của chính bạn
Hãy thành thật với bản thân về hành động của bạn. Để có thể hoàn toàn tha thứ cho bản thân thì trước hết bạn cần thừa nhận những hành động của chính mình.
Ngừng hợp lý hóa và bắt đầu chịu trách nhiệm về những điều bạn nói và làm. Chấp nhận hậu quả hành động của bạn cũng là một cách để thành thật với bản thân. Nếu đã mắc sai lầm, bạn cần làm chủ hành động trước khi tha thứ cho bản thân. Để đạt được điều này hãy buông bỏ căng thẳng bởi càng giữ trong mình nhiều căng thẳng thì bạn càng gây ra nhiều thiệt hại cho bản thân.
Chấp nhận cảm giác tội lỗi mà bản thân đang có. Cảm giác tội lỗi có thể là động lực tích cực giúp bạn có hành động cho chính mình và người khác.
Xác định giá trị niềm tin của bản thân. Trước khi có thể tha thứ cho chính mình, bạn cần xác định được điều mình coi trọng và tin tưởng. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về cách bạn có thể chuộc lỗi cũng như tạo ra khác biệt thực sự.
Phân tích nhu cầu của bạn so với mong muốn của bản thân. Xác định những gì bạn cần trong cuộc sống so với những gì bạn muốn cũng là một cách để tha thứ cho cảm giác thiếu sót của bản thân.
Đặt niềm tin bản thân
Trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình thông qua những thử thách cá nhân. Thiết kế những thử thách nhỏ giúp bạn ngăn chặn sự nghi ngờ và mặc cảm, đồng thời khuyến khích sự phát triển tích cực.
Làm việc trên những lỗi đã xác định. Hãy thử tự đánh giá hiệu suất để xác định những phương tiện tự cải thiện có khả năng đo lường được.
Thực hành tự nhận thức. Đây là khả năng dự đoán hậu quả từ những hành động của chúng ta. Có thể rèn luyện khả năng tự nhận thức bằng cách ghi nhận và thúc đẩy điểm mạnh, quan sát phản ứng trong các tình huống và thể hiện cảm xúc của bản thân.
Lời khuyên khi muốn thực hành tha thứ cho bản thân
Sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn khi muốn thực hành tha thứ cho bản thân, nhằm mang đến một sức khỏe tinh thần tốt hơn, duy trì trạng thái hạnh phúc.
Nên tập trung vào hiện tại và chuẩn bị cho tương lai thay vì mải suy nghĩ về những điều đã qua. Cần nhớ rằng, quá khứ không nói lên con người bạn. Hãy học hỏi từ những lỗi lầm, tha thứ cho bản thân và tiến về phía trước.
Nhìn lại những lần bạn đã tha thứ cho người khác trong quá khứ. Hãy rút ra bài học từ những trải nghiệm này và áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn.
Đa số những sai lầm trong quá khứ đã tạo nên con người bạn ngày hôm nay. Vì vậy, đừng chỉ nhìn nhận chúng là sai lầm mà hãy coi chúng như những bài học.
Sai lầm không nói lên bạn là ai và hãy tin rằng mình là một người tuyệt vời.
Tha thứ cho bản thân và người khác không đồng nghĩa với việc quên đi quá khứ. Những ký ức đó vẫn giữ lại trong tâm trí khi đã tha thứ.
Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn nên hãy tha thứ và quên đi những lỗi lầm để cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Hãy tha thứ cho những người đã gây tổn thương bạn và hy vọng họ nhận ra sai lầm của mình để có thể làm hòa với bạn.
Nhận một món đồ chơi giảm căng thẳng và thử chơi với nó khi bắt đầu cảm thấy có lỗi.
Một cách tuyệt vời để tha thứ cho chính mình là giúp đỡ người khác. Bạn sẽ trải nghiệm tình thương từ việc giúp đỡ người khác và đây sẽ là nguồn động viên để bạn vượt qua lỗi lầm của mình.
Học cách tha thứ cho bản thân không có nghĩa bạn yếu đuối hay đang dung túng cho sai lầm. Tha thứ cho thấy bạn đã dũng cảm đối mặt, chấp nhận và có kế hoạch sửa chữa sai lầm trong quá khứ, rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai. Hãy tập luyện tha thứ cho chính mình để nhận thấy bản thân đang phát triển và tiến bộ hơn mỗi ngày bạn nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.